Inox là 1 nguyên vật liệu quá thông dụng trong đời sống hàng ngày, đi đến đâu ta cũng thấy các đồ vật hay vật dụng bằng Inox. Vậy Inox là gì? Inox có cấu cấu tạo như thế nào? Trong bài viết hôm nay PMS Việt Nam sẽ giải đáp các thông tin liên quan đến Inox.
Mục lục bài viết
Inox là gì?
Inox hay còn gọi là thép không gỉ được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% Crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như dễ dàng như các loại thép thông thường khác. Vì thế hợp kim này cũng có thể gọi là “thép trắng”, vật liệu được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp trong đó có ống và phụ kiện ống Inox.
Inox 304 là gì?
– Inox 304 là loại thép đại diện cho họ Austenitic. Nó chứa hàm lượng Niken cao từ 8% đến 10,5% trọng lượng. Hàm lượng Crôm tính theo trọng lượng ở khoảng 18% đến 20%. Đây là loại vật liệu ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì có những đặc điểm và tính chất nổi bật.
Inox 304 là những tấm thép phẳng được cắt ra từ các dải thép nguyên liệu, rồi được cán mỏng. Nhờ lượng Crom, Niken cao mà loại thép tấm inox này có khả năng chống mòn tuyệt vời, chịu nhiệt tốt, chống biến cứng bề mặt rất tốt.
Ứng dụng: chế biến thực phẩm, dùng trong các bộ phận kim loại, loại hạt, bu lông có tiếp xúc với nước muối, sản xuất bia rượu, dệt nhuộm, dùng để làm thùng chứa hóa chất, xây dựng,…
Hiện nay, giá Niken ngày càng cao nên những dòng Inox có chứa hàm lượng Niken thấp, đang là sự lựa chọn khá hấp dẫn bởi giá thành của chúng. Nổi trội như là 201 và 403.
Inox 201 là gì?
Khi mà giá Niken ngày càng tăng thì Inox 201 được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất hiện nay, do giá cả rẻ hơn và ổn định hơn bằng việc thay thế Mangan cho Niken. Nhờ đó mà giá Inox 201 được giảm tới mức thấp nhất và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực.
Inox 430 là gì?
Thép không gỉ 430 (Inox 430) là thép có độ cứng thấp có chứa crôm và thuộc về nhóm ferritic. Thép này được biết đến với khả năng chống ăn mòn và dễ dàng định hình, có hệ số giãn nở thấp, có khả năng chống lại sự oxy hóa tốt. Được sử dụng đến trong các ứng dụng hóa học do có khả năng chống chịu được axit nitric.
Sự khác biệt Inox 304, Inox 201 và Inox 430 về giá
Như đã nói Inox 304 có giá đắt hơn Inox 201 và Inox 430 khá nhiều. Vì thế Inox 201 và Inox 430 ngày càng được ưa chuộng, chiếm được nhiều thị trường hơn. Inox 430 có giá thành rẻ nhất, nhưng được ưa chuộng nhất là Inox 201 vì việc sử dụng Mangan cho Inox 201 có nhiều tính tương tự Inox 304.
Mangan là hợp kim thép có chứa hơn 11% Crôm. Nhờ thế mà Inox có lớp bảo vệ chống ăn mòn và chống gỉ khá tốt. Niken biết đến là yếu tố chính tạo nên sự ổn định cho pha Austenitic, tăng khả năng gia công tuyệt vời hơn cho Inox. Nhưng cũng có nhiều nguyên tố có thể thay thế được Niken như: Mangan, Nitơ, Cu cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic.
So sánh sự khác biệt giữa Inox 304, Inox 201 và Inox 430
Trong Inox 201 Mangan được sử dụng là nguyên tố chính thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1 giúp giảm giá của Inox 201 xuống thấp nhất. 2 loại Inox có giá thành như sau:
- Inox 201 có chứa 4.5% Niken và 7.1% Mangan
- Inox 304 có chứa 8.1% Niken và 1% Mangan
Bảng so sánh đặc điểm khác nhau giữa Inox 304, Inox 201 và Inox 430
Đặc điểm | Inox 304 | Inox 201 | Inox 430 |
Giá | Cao | Thấp | Thấp nhất |
Khối lượng riêng | Cao | Thấp | Thấp |
Chống gỉ, ăn mòn | Có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn rất cao. Crôm và lưu huỳnh giúp Inox 304 đứng đầu về chống gỉ và chống ăn mòn | Do hàm lượng Niken thấp nên Inox 201 được đánh giá là có khả năng chống gỉ chống ăn mòn thấp hơn Inox 304 | Inox 430 có chứa làm lượng Niken cực thấp và chứa nhiều Mangan nên khả năng chống gỉ rất kém. |
Độ bền | Độ bền cao nhưng lại kém hơn Inox 201. Tuy nhiên trong các trường hợp thì do khả năng chống gỉ và ăn mòn cao hơn. Inox 304 được đánh giá về độ bền cao hơn rất nhiều | Có độ bền cao, giá thành thấp Inox 201 đang dần chiếm lĩnh thị trường hiện nay. | Độ bền của Inox 430 không thua kém Inox 201 và Inox 304 quá nhiều. Giá thành lại rẻ hơn và được thị trường khá ưa chuộng |
Các lĩnh vực sử dụng Inox 304, Inox 201 và Inox 403
Dựa vào các kết quả thí nghiệm trên. Chúng ta thấy được khả năng chống chịu của Inox 304 cho dù ở môi trường mặn hay axit thì nó vẫn giữ được cấu trúc. Bởi vậy có thể thấy ở mỗi lĩnh vực đều sử dụng Inox 304. Nhưng giá thành của nó khá cao nên sẽ đội chi phí lên rất nhiều.
Nên ở những lĩnh vực cần thiết hoặc các sản phẩm có giá thành cao các nhà sản xuất sẽ sử dụng Inox 304. Còn để giảm chi phí đến mức thấp nhất người ta thường thay thế Inox 201 hoặc Inox 430.
- Thiết bị công nghiệp: Dây chuyền sản xuất thực phẩm, máy đóng gói, máy dán nhãn,…
- Thiết bị nhà bếp như: xoong, nồi, chảo,… thường sử dụng cả hai loại Inox 304 và Inox 201. Tuy nhiên Inox 304 sẽ được sử dụng nhiều vì khả năng chống ăn mòn và chống gỉ.
- Máy giặt, máy rửa chén: Inox 201 không phù hợp cho lĩnh vực này có khả năng bị ăn mòn các kẽ hở.
- Thiết bị chế biến thực phẩm: Inox 430 được ưa chuộng sử dụng, Inox 201 sẽ được sử dụng ít và không sử dụng ở những nơi có độ pH < 3.
- Ngành hóa chất, dầu khí, năng lượng hạt nhân: 100% sẽ sử dụng Inox 304 còn Inox 201 và Inox 430 là không thể sử dụng.
- Ngành trang trí nội thất: Cả 3 loại Inox đều có thể sử dụng, nhưng Inox 201 và Inox 430 được sử dụng rộng rãi hơn do có giá thành rẻ.
- Trang trí ngoại thất: Máng Inox 201 và Inox 430, tấm inox chống trượt,… nếu sử dụng phải bảo trì thường xuyên.
Phân loại inox theo hình dáng
Inox dạng hộp
Inox dạng hộp là sản phẩm từ chất liệu thép không gỉ theo hình dạng hộp với nhiều kích thước khác nhau. Nếu xét theo mục đích sử dụng thì inox dạng hộp được chia làm 2 loại:
+ Trong dân dụng: dùng để trang trí nhà cửa, sản xuất thiết bị gia dụng, nội ngoại thất … vì khó bay màu và khó biến dụng.
+ Trong công nghiệp: dùng trong các nhà máy hóa chất, các công trình cơ quan, nhà ở, cơ sở kinh doanh, công nghiệp hàng hải, đóng tàu, dầu khí,…
Thanh V Inox
Thanh V Inox là dạng inox có hai cạnh tạo với nhau thành một góc giống chữ V. Thanh V inox có 2 dạng chính là: inox đúc và inox dập.
Inox đúc được làm từ inox 304 hoặc inox 201, góc cạnh thẳng, nhọn. Thanh V dập inox được dập lại từ các tấm inox, hoặc cuộn inox nên không thẳng và nhọn như thanh V inox đúc.
Thanh V inox có độ dẻo dai vượt trội, phù hợp với cả điều kiện môi trường có chứa tạp chất, dễ bị ăn mòn. Đặc biệt, nó còn gia công dễ dàng, có độ uốn dẻo vượt trội.
Cây Inox đặc
Inox đặc là sản phẩm có độ cứng cao, sức chịu lực tốt vì vậy nó được ứng dụng phổ biến trong làm trục chính thiết bị máy móc của ngành công nghiệp nặng.
Thành phần trong cây Inox đặc gồm Niken và Crom. Chính vì vậy mà loại inox này luôn mới, oxy hóa diễn ra chậm, tuổi thọ cao. Cây inox cũng có nhiều dạng:
- Cây đặc vuông: mặt cắt tiết diện vuông, được dùng chủ yếu trong sản xuất chế tạo máy móc.
- Cây đặc tròn: mặt cắt tiết diện hình tròn. Kết cấu là khối đặc kín, không có khoảng trống bên trong, không có lỗ. Cây đặc tròn được dùng để chế tạo bu lông, ốc vít, thanh trục,…
- Cây đặc dẹt: là khối dài dẹt, tiết diện mặt cắt hình chữ nhật.
- Cây đặc lục giác: tiết diện mặt cắt hình lục giác, dùng để sản xuất các khớp máy móc, sản xuất các loại ốc vít có đầu hình lục giác.
- Cây đặc inox gai: tương tự thép gai xây dựng, nhưng thông số của nó được làm theo đơn đặt hàng của khách để sản phẩm làm ra chuẩn nhất.
- Cây đặc hình thang: tiết diện của mặt hình thang, nó có thể đáp ứng nhu cầu và cấu tạo được những chi tiết khó.
Inox ống
Inox ống có dạng tròn, dạng thuôn. Inox ống loại rẻ có thể có sai lệch về độ dày, bóng, chiều rộng, độ cứng, độ ăn mòn.
Có nhiều loại ống inox khác nhau: ống inox 304, 316, 201 hay ống inox 430,…
Inox cuộn
Inox cuộn gồm cuộn hàng cán nóng và cán nguội. Nó được sử dụng phổ biến trong sản xuất dân dụng và công nghiệp. Trong đó cuộn inox 304 được ứng dụng sản xuất đồ gia dụng, nội – ngoại thất, gia công cơ khí, đóng tàu,…
Ống inox màu
Inox màu làm từ ống thép không gỉ và được sản xuất bằng công nghệ mạ chân không PVD hiện đại. Nó có nhiều màu sắc khác nhau: màu vàng, đen, đồng, vàng hồng,… Inox màu dùng để trang trí nội thất, ngoại thất, lan can, cầu thang,… Công nghệ mạ chân không PVD giúp sản phẩm bền đẹp dài lâu.
Inox màu được làm từ nhiều mác thép khác nhau như: Inox 304, Inox 201,… Nó có độ bền cao, không bị gỉ sét, chống mài mòn, vệ sinh dễ dàng.
Ống inox màu có 2 loại chính
+ Ống inox màu trơn: đường kính, độ dày, chiều dài giống như ống inox trắng. Có nhiều màu sắc: vàng, màu đồng, đen, vàng hồng.
+ Ống inox hoa văn: được làm từ ống trơn, có hoa văn chạy theo chiều dài của ống rồi mới mạ màu. Ống inox hoa văn có các hoa văn như: hoa văn nguyên bảo, hoa văn hình chữ nhật. Nó cũng có nhiều màu như vàng, màu đồng, đen, vàng hồng.
Phân loại inox theo thành phần thép
Inox được phân thành 4 loại chính: Austenitic, Martensitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex).
Austenitic ( SUS 304, 301, 306, 310, 312,…)
Đây là loại inox thông dụng nhất. Loại inox này chứa 16% crom, chứa ít nhất 7% niken và carbon nhiều nhất là 0.08%. Ưu điểm: không nhiễm từ hoặc ít nhiễm từ, chịu ăn mòn cao, dễ uốn, hàn. Nó được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, tàu thuyền, bình chứa …
Martensitic
Có công thức chứa khoảng 11% đến 13% Cr. Ưu điểm của nó là chịu lực rất tốt, có độ cứng cao và chịu được ăn mòn tương đối. Ứng dụng: chế tạo lưỡi dao, cánh tuabin,..
Ferritic (SUS 430, 410, 409)
Nó có tính chất cơ lý giống với thép mềm nhưng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm. Inox Ferritic chứa từ 12% đến 17% crom. Inox chứa 12% crom được ứng dụng trong kiến trúc, Inox 17% crom được sử dụng làm đồ gia dụng, máy giặt, nồi hơi,,…
Austenitic-Ferritic (Duplex)
Mác thép thuộc inox Austenitic-Ferritic gồm LDX 2205, 2101,SAF 2304, 253MA. So với Inox Austenitic thì nó chứa Niken ít hơn nhiều. Vì có độ bền và chịu lực cao nên nó được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa dầu, sản xuất bột giấy, giấy, chế tạo tàu biển,…
Một số câu hỏi thường gặp
Inox có dẫn điện không?
Đây là câu hỏi được nhiều người sử dụng quan tâm nhất. Thực tế câu trả lời là có. Inox là thép không gỉ có khả năng dẫn điện kém khoảng 10 – 15%. Vì thế, khi sử dụng nồi, xoong,… hay các sản phẩm Inox khác cũng phải chú ý an toàn điện.
Inox 304 có hút nam châm không?
Inox 304 sẽ không hút nam châm. Đây là mẹo nhỏ để bạn kiểm tra xoong, nồi,… hay các sản phẩm thiết bị khác của bạn có phải Inox 304 hay không. Nếu thấy các thiết bị đó hút được nam châm thì chứng tỏ những thiết bị đó đã pha lẫn tạp chất.
Đánh bóng Inox bằng gì?
Các vật dụng thiết bị bằng Inox trong gia đình bị hoen gỉ hay các vết ố bạn nên dùng cọ nồi hoặc dùng giấy nhám để đánh sạch. Việc vệ sinh dụng cụ Inox cũng khá dễ dàng, nhưng khi sử dụng cách này Inox sẽ không được sáng bóng như trước.
Cách làm sạch nồi Inox bị cháy
Nồi Inox rất khó bị bám dính,bề mặt sáng bóng nên làm sạch khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không khỏi những khi bị cháy xém. Tùy thuộc vào mức độ cháy của nồi, nếu chỉ là những mảng bám đơn giản bạn có thể dùng nước cốt chanh, giấm, nước rửa bát và cọ sạch.
Cách nhận biết Inox 304 như thế nào?
Do chạy theo lợi nhuận, nên hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại “Inox nhái 304”. Hoặc Inox 201 và Inox 430 cũng được thay thế cho loại Inox này. Vì thế chúng ta cần phải kiểm tra kĩ trước khi mua hàng để làm sao nhận biết được Inox 304 chuẩn nhất. Các loại Inox khá giống nhau, nên chúng ta sẽ dùng nam châm để thử hoặc dùng axit hay các dung dịch chuyên dụng để có thể kiểm tra được kĩ nhất.
Trên đây là bài viết cụ thể Inox là gì? Và 3 loại Inox 304, Inox 201 và Inox 430 phổ biến nhất thị trường hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách phân biệt và các lĩnh vực thường sử dụng Inox.
Như đã đề cập ở trên, inox là một trong những vật liệu chính cấu thành các loại máy trong sản xuất công nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp các loại máy trong sản xuất công nghiệp chất lượng cao thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0941 423 743