Đối với những nhà kinh doanh sản xuất thì việc hiểu rõ hàng hóa là điều vô cùng quan trọng. Lý do vì sao và nhãn hàng hóa có những đặc điểm cơ bản nào thì bạn cùng PMS Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Nhãn hàng hóa là gì?
Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ban hành có nêu rõ nhãn hàng hóa là gì. Theo đó thì nhãn hàng hóa được hiểu đơn giản là một bản được viết, vẽ, in hay chụp lại của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm trực tiếp lên các sản phẩm, bao bì.
Sở dĩ chúng ta cần nêu nhãn hàng hóa là gì chính là để thể hiện nội dung cơ bản mà vô cùng cần thiết về hàng hóa để cho người tiêu dùng có thể nhận biết về hàng hóa và lấy đó làm cơ sở để lựa chọn, sử dụng hàng hóa đúng với mục đích và đảm bảo được chất lượng.
Đối với các nhà hoạt động kinh doanh sản xuất thì nhãn hàng hóa có vai trò vô cùng to lớn trong việc quảng bá hiệu quả của sản phẩm. Không những thế, nhãn hiệu còn có vai trò vô cùng quan trọng để các cơ quan chức năng lấy căn cứ để đem đi kiểm tra chất lượng và kiểm soát hàng hóa.
Cách ghi nhãn hàng hóa
Những thông tin bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa
Nội dung được ghi trong nhãn hàng hóa cần phải đảm bảo được tính rõ ràng, trung thực và phản ánh được chính xác bản chất của hàng hóa đó. Chính vì thế mà trong mỗi nhãn hàng hóa đều phải có nội dung chứa các thông tin sau:
- Tên của hàng hóa
- Tên, địa chỉ của cá nhân, đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về sản phẩm đó
- Nơi xuất xứ của hàng hóa
Ngoài 3 thông tin cơ bản trên, chúng ta cần phải căn cứ vào tính chất của từng sản phẩm để đưa thêm những nội dung bắt buộc liên quan khác theo đúng quy định hiện hành bằng văn bản pháp luật. Khi xuất xứ của nhãn hàng hóa khác nhau thì đồng nghĩa với việc thông tin nhãn hàng hóa cũng khác nhau.
Cách ghi tên hàng hóa
Khi ghi tên hàng hóa cần phải ghi ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc. Tên hàng hóa cần phải được lựa chọn chữ có kích thước lớn hơn so với những nội dung bắt buộc được ghi trên các nhãn hàng.
Tên của hàng hóa sẽ do chính đơn vị, cá nhân sản xuất đặt ra. Khi đặt tên, người đặt không được đặt tên dễ khiến người dùng hiểu nhầm bản chất, thành phần và công dụng của hàng hóa đó. Nếu như lấy tên của thành phần để làm tên hoặc làm một phần tên của hàng hóa đó thì bắt buộc cá nhân, đơn vị sản xuất phải ghi định lượng của thành phần đó.
Chức năng và mục đích chính của nhãn hàng hóa
Khi tìm hiểu về nhãn hàng hóa thì ngoài việc tìm hiểu nhãn hàng hóa là gì, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm cơ bản của một nhãn hàng hóa. Dù cho là nhà sản xuất hay người tiêu dùng thì nó cũng sẽ rất hữu ích về nguồn hàng hóa đang tiếp cận.
Đối với nhà kinh doanh, sản xuất trước tiên cần phải tìm hiểu rõ về chức năng và mục đích của nhãn hàng hóa.
Chức năng của nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa giúp cho người dùng dễ nhận biết và lấy làm căn cứ để chọn lựa và sử dụng các sản phẩm với mục đích để cho nhà sản xuất, nhà kinh doanh quảng bà nguồn hàng hóa của mình. Không những thế, nhãn hàng hóa còn được các cơ quan chức năng sử dụng để kiểm soát nguồn hàng hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhãn hàng hóa không thuộc vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nó lại luôn gắn liền với hàng hóa, sản phẩm và cũng là đối tượng rất dễ để làm giả và dễ vi phạm vào các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn hàng hóa.
Mục đích sử dụng nhãn hàng hóa là gì
Nhãn hàng hóa được dùng cho nhiều mục đích khác nhau:
- Đầu tiên đó chính là cung cấp đến khách hàng những thông tin sản phẩm cần thiết: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm chính về hàng hóa, nguồn gốc của sản phẩm hay các thông tin về tiêu chí kỹ thuật, định lượng, thành phần, thời hạn sử dụng,… Nhằm giúp cho khách hàng nhận biết được các đặc điểm của hàng hóa
- Tương tự như chức năng trên thì mục đích của nhãn hàng hóa còn được sử dụng để trở thành một căn cứ tiêu chuẩn để người dùng an tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì nhãn hàng hóa còn đại diện cho nhà sản xuất, kinh doanh nói lên sự uy tín trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng đến tay của khách hàng.
Thông qua những thông tin trên thì chúng ta đã biết được nhãn hàng hóa có vai trò quan trọng như thế nào rồi đúng không. Chính vì vậy mà việc dán tem nhãn hiện nay thường được thực hiện bằng máy dán nhãn tự động hoặc máy dán nhãn bán tự động. Nhằm mang lại những sản phẩm được dán nhãn chỉn chu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng và nâng tầm giá trị doanh nghiệp.