Gạch là vật liệu xây dựng quan trọng không thể thiếu trong các công trình. Từ những viên gạch thủ công được làm từ tay cho đến quy trình sản xuất gạch ốp lát hiện đại, mỗi phương pháp đều có những đặc điểm và quy trình riêng biệt. Hiểu rõ quy trình sản xuất gạch sẽ giúp bạn nắm bắt được các công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu, tạo hình đến nung và kiểm tra chất lượng. Cùng PMS khám phá chi tiết các bước sản xuất gạch dưới đây nhé !
Mục lục bài viết
Nguyên liệu để tạo ra gạch
Truyền thống sử dụng đất sét để sản xuất gạch nung đã tồn tại hàng nghìn năm, nhưng với sự phát triển của công nghệ, ngày nay người ta không chỉ dựa vào đất sét thuần túy mà còn phối trộn với các nguyên vật liệu khác để nâng cao chất lượng gạch.
Đất sét, với tính chất dẻo và dễ định hình, là nguyên liệu chính để sản xuất gạch, từ những viên gạch đất nung đơn sơ dùng trong các công trình dân dụng cho đến những loại gạch cao cấp như gạch men, gạch ngói.
Ưu điểm của đất sét là phổ biến, dễ khai thác, và không yêu cầu quy trình bảo quản phức tạp. Một số nguyên liệu như than đá hoặc tro bay được thêm vào để tăng cường khả năng chịu lực, chống ẩm và cải thiện các đặc tính cơ lý khác của viên gạch.
Quy trình sản xuất gạch công nghiệp
Quy trình sản xuất gạch tuynel và gạch chịu lửa
Gạch tuynel và gạch chịu lửa là loại vật liệu xây dựng có màu đỏ đặc trưng, ưu điểm của nó là độ bền cao nhờ kết cấu chắc chắn, khả năng chịu lực, chống thấm và chống cháy cực kì tốt (do thành thần nguyên liệu bên trong có chứa samot).
Bước 1: Phối trộn
Đất sét sau khi lấy về được nhào nặn để tạo độ dẻo dai và mềm mịn, giúp cho việc định hình ở những bước sau một cách dễ dàng hơn.
Bước 2: Tạo khuôn hình gạch
Máy sau khi được nhào trộn sẽ cho vào máy để tạo hình khối mong muốn như hình gạch ống và thẻ. Song song đó, người ta còn tiến hành hút chân không để gạch được đặc và chắc hơn.
Bước 3: Sấy Khô và nung gạch
Gạch đã khô được vận chuyển đến lò gạch để nung ở nhiệt độ 900 – 1000 độ C. Sau khi nung, gạch được làm nguội ngay trong lò để đảm bảo độ cứng.
Gạch đạt chất lượng sẽ được đưa ra khỏi lò và vận chuyển đến kho bãi chứa. Sản phẩm sau đó được phân phối đến các công trình xây dựng.
Quy trình sản xuất gạch men
Gạch men, hay còn gọi là gạch Glazed tile, là loại gạch được phủ một lớp men mỏng trên bề mặt. Lớp men này có thể được in với nhiều hoa văn và màu sắc đa dạng, cùng các kích thước khác nhau, giúp nó nổi bật so với các loại gạch nung thông thường.
Tuy nhiên để sản xuất gạch men không đơn giản như hai loại gạch trên, quy trình sản xuất gạch của nó được kiểm tra kỹ càng từ khâu trộn, ủ nguyên liệu và phải trải qua 2 lần nung gạch mới ra được sản phẩm hoàn thiện. Các bước sản xuất gạch men được thực hiện như sau:
Bước 1: Trộn nguyên liệu và ủ
Nguyên liệu để làm gạch men là đất sét, thạch cao, cao lanh, màu men và các chất khác. Trước khi nguyên liệu mang đi pha trộn nhà sản xuất sẽ tiến hành kiểm tra kim loại bằng máy dò kim loại để đảm bảo sản phẩm không bị trộn lẫn bất kì kim loại nào tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tiếp theo là trộn nguyên liệu theo tỷ lệ chuẩn, đảm bảo độ ẩm khoảng 43%, sau đó nghiền nát và khuấy đều trong bể chứa trước khi sàng lọc và sấy. Nhà sản xuất sẽ đem nguyên liệu được trộn xong mang hỗn hợp đó sấy với độ ẩm 6% rồi ủ nó trong xilo để đảm bảo chất lượng men tốt nhất.
Bước 2: Ép thủy lực
Đây là bước sản xuất chỉ có trong sản xuất gạch men mới có, vì loại gạch này có cấu hình mỏng dẹp nên cần phải trải qua bước ép thủy lực. Sau khi bột ép được tháo ra khỏi xilo, nó sẽ được chuyển vào phễu của máy ép bột thủy lực tự động. Máy sẽ tiến hành ép gạch theo chương trình đã được cài đặt sẵn. Sau khi quá trình ép hoàn tất, gạch ốp sẽ được đẩy ra khỏi khuôn, sau đó được thổi sạch bụi và di chuyển trên băng chuyền vào khu vực lò sấy.
Bước 3: Nung gạch men lần 1
Gạch được nung ở chu kỳ 50 phút, giúp giảm độ ẩm xuống còn 6% trước khi tráng men.
Bước 4: Tráng men
Bước này quyết định việc phân biệt gạch men với các loại gạch khác, tạo lớp men bền vững trên bề mặt gạch.
Bước 5: In lưới và nung lần 2
Gạch được in lưới sau đó nung ở 1,120 độ C trong 40 phút, tăng cường độ cứng và độ bền của lớp men. Sau khi nung xong, gạch sẽ được để nguội và mang đi kiểm tra phân loại.