Khám phá quy trình sản xuất muối tại Việt Nam

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 25 Tháng Mười,2024

Muối biển là một trong những nguyên liệu quan trọng trong đời sống hàng ngày, không chỉ sử dụng trong ẩm thực mà còn có vai trò trong y học và công nghiệp. Tại Việt Nam, nghề làm muối biển đã có lịch sử hàng trăm năm, từ những quy trình thủ công truyền thống đến các công nghệ hiện đại ngày nay. Bài viết này PMS sẽ giúp bạn khám phá chi tiết quy trình sản xuất muối tại Việt Nam, qua đó hiểu thêm về giá trị của nghề muối và những cải tiến trong công nghệ sản xuất.

Quy trình sản xuất muối

Tầm quan trọng của muối trong sức khỏe đời sống và công nghiệp

Muối là khoáng sản thiết yếu, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực mà còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, hóa chất và y tế. Tại Việt Nam, được lợi thế từ thiên nhiên với đường bờ biển dài 3.200 km, điều kiện cực kỳ lý tưởng cho việc sản xuất muối. Muối biển từ các vùng Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu hay Bình Thuận đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia. Ngoài muối biển ra, Việt Nam còn sản xuất các loại muối như muối mỏ và muối tinh chế nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong sản xuất thực phẩm, công nghiệp hóa học và dược phẩm.

>> Tham khảo ngay Máy đóng gói muối có đặc điểm gì ? Gợi ý một số loại máy đóng gói muối !

Muối có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và ổn định huyết áp nhờ hàm lượng Natri có trong thành phần. Ngoài ra, muối giúp cơ thể duy trì cân bằng nước và điện giải, điều chỉnh áp suất thẩm thấu của các tế bào, đảm bảo cơ thể hoạt động ổn định và khỏe mạnh. Việc cung cấp đủ lượng muối cần thiết còn mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, vì muối kích thích dạ dày sản sinh axit hydrochloric, một thành phần quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất hiệu quả. Thành phần chính của muối là Natri, một chất cần thiết cho việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh đến cơ bắp, giúp cơ bắp thư giãn.

Quy trình sản xuất muối sạch từ nước biển

Bước 1: Thu nước mặn độ 2

Cát được ngâm trong nước biển, sau đó phơi nắng để nước bay hơi, tạo thành muối kết tinh trên cát. Nước mặn độ 1 (nước biển) được đổ vào cát này và lọc để thu được nước mặn độ 2.

Bước 2: Thu nước mặn độ 3

Cát được phơi nắng và tiếp tục cho nước mặn độ 2 vào để lọc, thu được nước mặn độ 3.

Bước 3: Phơi nước mặn độ 3 tạo thành muối

Nước mặn độ 3 được phơi trên ruộng muối bê tông. Sau một ngày nắng, muối sẽ kết tinh và được thu hoạch. Lượng muối thu được phụ thuộc vào thời gian phơi nắng và cường độ nắng.

Bước 4: Thu hoạch muối

Cuối cùng trong quy trình làm muối từ nước biển là bước thu hoạch, cũng là bước mà người diêm dân chờ đợi nhất. Việc thu hoạch này được thực hiện từ khoảng 2 đến 4 giờ chiều, khi muối đã đã được kết tinh lại trên những ruộng muối.Việc thu hoạch muối được thực hiện hoàn toàn thủ công, bằng những dụng cụ đơn sơ. Muối sẽ được gom thành những đống nhỏ, trắng xóa. Sau đó, nó được đưa lên những chiếc xe cút kít để đưa về lều chứa hoặc chuyển đến các cơ sở chế biến muối.


Với cách làm muối biển này, diêm dân phải thức dậy từ rất sớm, có mặt trên ruộng muối từ 3 đến 4 giờ sáng để bắt đầu phơi cát và phơi nước muối độ 3, đến chiều mới có thể thu hoạch.

Bước 5: Đóng gói

Sau khi thu hoạch, muối sạch được đóng gói kỹ lưỡng bằng máy đóng gói để bảo quản và trước khi đem đi vận chuyển đến người tiêu dùng, các gói muối sẽ được nhà sản xuất sử dụng máy dò kim loại kiểm tra sản phẩm một lần nữa để đảm bảo muối không bị dính tạp chất kim loại sau đó mới đem đi tiêu thụ. Ngoài ra còn phải chú ý đến bao bì đóng gói đảm bảo chống thấm nước và kín khí, ngăn ngừa muối bị ẩm hoặc hòa tan trong quá trình phân phối. Điều này giữ cho chất lượng muối ổn định cho đến khi đến tay người tiêu dùng.

>>> Bạn có thể xem thêm cách đóng gói và dò kim loại trong muối qua 2 video dưới đây

Những thách thức trong sản xuất muối biển tại Việt Nam

Mặc dù quy trình sản xuất muối biển đã được cải tiến, ngành sản xuất muối tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu, với các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt hoặc hạn hán kéo dài, làm gián đoạn sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng muối.

Ngoài ra, giá muối biển vẫn còn tương đối thấp, gây khó khăn cho người sản xuất khi phải cạnh tranh với các sản phẩm muối nhập khẩu. Hơn nữa, việc thiếu hụt đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại cũng là một trong những trở ngại khiến ngành sản xuất muối biển khó phát triển bền vững.

Kết luận

Ngành sản xuất muối tại Việt Nam là một ngành nghề truyền thống có giá trị văn hóa và kinh tế lớn. Dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với sự đầu tư vào công nghệ và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành muối Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hi vọng những thông tin trên sẽ cho bạn những kiến thức hữu ích về quy trình sản xuất muối.

Nếu bạn đang cần tìm những thiết bị công nghệ tiên tiến như máy chiết rót hoặc máy dán nhãn để áp dụng vào quy trình sản xuất của bạn, vui lòng liên hệ với PMS Việt Nam để nhận những ưu đãi bất ngờ nhé !