Bột ngọt là một loại gia vị được sử dụng trong nấu ăn. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng bột ngọt được sản xuất như thế nào chưa? Hãy tìm hiểu ngay quy trình sản xuất bột ngọt cùng với PMS Việt Nam ngay nhé.
Mục lục bài viết
Bột ngọt là gì?
Bột ngọt hay còn gọi là bột canh chính là một loại gia vị cũng là một chất điều vị vô cùng phổ biến. Bột ngọt hay là mononatri glutamate chính là một chất ở dạng tinh khiết của vị umami. Bột ngọt được sử dụng vô cùng rộng rãi giúp mang đến hương vị cho các loại nước dùng, súp hay các loại thực phẩm khác. Bột ngọt cũng được xem là một gia vị an toàn được dùng để tiêu thụ vì nó chứa ⅓ lượng natri ở dạng muối ăn và nó có thể được sử dụng để thay thế một phần của muối để giảm lượng natri trong thực phẩm mà vẫn gia tăng được hương vị.
Quy trình sản xuất bột ngọt
Phương pháp lên men vi khuẩn
Để tạo ra vị ngon của món ăn thì người ta sẽ sản xuất ra các loại axit amin đó là L-glutamic. Để sản xuất được L-glutamic người ta sẽ sử dụng nhiều giống và nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, loài vi khuẩn Corynebacterium glutamicum một loài vi khuẩn không gây bệnh và được ứng dụng rất nhiều để sản xuất ra các loại amino acid khác.
Nguyên liệu chính
Môi trường sinh trưởng có rất nhiều sự lựa chọn nhưng người ta sẽ quan tâm đến giá thành nên thường sử dụng đường mía hay củ cải đường, thủy phân bột ngô hay bột sắn. Nói chung các nhà sản xuất sẽ lựa chọn nguồn thực vật có sẵn trong tự nhiên. Cùng với đường, muối amoni, amon cũng cung cấp nguồn nitơ.
Lên men
Quá trình lên men cũng phải tuân theo quy trình sản xuất sinh học. Phương pháp lên men này thường phổ biến là lên men theo mẻ. Khi nồng độ đường đạt tới 20% thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh học. Đường sẽ không được oxy hóa hoàn toàn và nó sẽ sản sinh ra acid acetic và acid lactic không mong muốn. Ngoài ra, với nồng độ này thì nó có thể dẫn đến sự thay đổi về môi trường cũng như các tế bào của vi khuẩn.
Khi bắt đầu lên men thì acid oleic được thêm vào sẽ kích thích tiết ra L-glutamic. Ở nhiệt độ 33 độ C vào ban đầu nó sẽ bắt đầu lên men tại pH 8.5 và sau đó nó sẽ hạ xuống và duy trì ở pH 7.8. Sau 14 giờ lên men thì nhiệt độ sẽ được nâng lên đến 38 độ C. Lúc này đường đã được thêm vào môi trường nuôi cấy và vi khuẩn Corynebacterium glutamicum sẽ sử dụng glucose và sản sinh ra nhiều L-glutamic. Quá trình này thực hiện tiếp tục cho đến khi nồng độ của L-glutamic đáp ứng được những yêu cầu của nhà sản xuất.
Chiết suất sơ cấp
Sau khi đã thu được mẻ men thì sẽ loại bỏ những chất không mong muốn. Sau đó dung dịch được ly tâm để thu được dung dịch nổi để có sản phẩm mong muốn. Dung dịch sau khi lên men sẽ được điều chỉnh độ pH bằng dung dịch HCl. Dung dịch này giúp cho liên kết với chất nên. Tiếp tục cho dung dịch chảy qua cột cho đến khi L-glutamic liên kết được với chất nền.
Kết tinh
Sau khi đã tách chiết thì dung môi sẽ được rửa và cô đặc lại. Sản phẩm sẽ được bảo quản ở 20 độ trong 2 ngày và khi đó L-glutamic tinh thể được hình thành. Dung môi rửa bay hơi thu được các tinh thể rắn khô.
Tinh sạch
Khi các tinh thể L-glutamic bay lơ lửng trong nước và sau đó sẽ được hòa tan để chuyển sang dạng muối mononatri bằng cách thêm NaOH vào. Sản phẩm sẽ được tẩy màu và sau đó sẽ được cô chân không ở 60 độ C trước khi làm mát để tái kết tinh. Sau đó các tinh thể này sẽ được tách ra riêng biệt rồi được sấy khô, đóng gói sau đó cho ra thành phẩm sẵn sàng sử dụng và đó cũng chính là quy trình sản xuất mì chính.
Các loại máy đóng gói bột ngọt
Máy đóng gói cân định lượng điện tử
Máy đóng gói cân định lượng chính là một loại máy cân được sử dụng để đóng gói các loại có dạng bột, bánh kẹo, hoa quả,… với độ chính xác cao. Với loại máy đóng gói này bạn sẽ xác định được chính xác khối lượng của nguyên vật liệu được cho vào bao bì cũng như thực hiện việc đóng gói sản phẩm vô cùng hiệu quả và tự động.
Máy đóng gói túi trạm xoay cho bột
Máy đóng gói trạm xoay là một thiết bị đóng gói được hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Nó có thể thực hiện được các công việc như đóng gói sản phẩm với định lượng vô cùng chính xác. Nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Máy đóng gói bột canh
Bên các loại máy kể trên, máy đóng gói bột canh là một loại máy chuyên dùng để đóng gói bột canh. Ngoài ra, máy đóng gói này cũng được sử dụng khá phổ biến với các sản phẩm có dạng bột như thuốc, mỹ phẩm,… Khi sử dụng máy đóng gói thì việc đóng gói sẽ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn. Vừa đảm bảo được vệ sinh vừa tiết kiệm được chi phí lao động.
Máy đóng gói bột dạng đứng
Máy đóng gói dạng đứng là một thiết bị thích hợp sử dụng cho các sản phẩm như ngũ cốc, đường, bột ngọt,… Khác với các dòng máy khác, dòng máy này hoạt động với công suất lớn, ổn định và hoạt động hoàn toàn tự động. Máy có chức năng tự làm túi, định lượng, dán túi,…thông qua các bộ điều khiển tiên tiến.
Và đó là quy trình sản xuất bột ngọt và một số loại máy đóng gói được sử dụng trong quy trình sản xuất bột canh mà bạn có thể tham khảo! Hãy liên hệ với PMS Việt Nam để được tư vấn về các loại máy đóng gói sản phẩm ngay nhé.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm hai loại máy chiết rót và máy dán nhãn có tại PMS Việt Nam vào trong quy trình sản xuất của mình nhé !!