Tôm là một trong những mặt ngành xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Đóng gói tôm là khâu quan trọng được doanh nghiệp và cả người tiêu dùng quan tâm. Việc đóng gói ảnh hưởng lớn đến chất lượng và quá trình bảo quản sản phẩm. Hãy cùng PMS Việt Nam tìm hiểu quy cách đóng gói tôm xuất khẩu qua bài viết sau!
Mục lục bài viết
Nhu cầu tôm xuất khẩu
Tôm là hải sản quen thuộc trong đời sống và các bữa ăn hàng ngày. Nó là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Vì vậy nhu cầu bổ sung tôm để cơ thể phát triển toàn diện, xương chắc khỏe luôn ở mức cao.
Ngành xuất khẩu thủy hải sản nói chung và tôm nói riêng đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhu cầu tiêu thị tôm và các loại hải sản ra thị trường ngoài nước tăng mạnh từ 2017 tới nay. Chỉ riêng xuất khẩu tôm đã được con số 2,3 tỷ USD chỉ trong 6 tháng năm 2022 và dự đoán sẽ còn tăng vào 2023.
Cách bảo quản tôm xuất khẩu
Như đã nói trên, ngành xuất khẩu tôm đang ngày càng phát triển và có tiềm năng khai mở các thị trường mới. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa đến cách phương pháp bảo quản sản phẩm khi xuất khẩu. Bảo quản cấp đông vẫn luôn là phương pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi xuất khẩu tôm.
Thế nhưng việc bảo quản tôm bằng phương pháp này cũng cần lưu ý nhiều yếu tố.
- Đối với tôm đã qua chế biến, nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản là 0 độ C.
- Đối với tôm tươi, và cần bảo quản trong thời gian dài thì nhiệt độ thích hợp là từ -18 độ C đến -24 độ C.
Các phương pháp khác như thông khí hay gây mê cũng có thể được áp dụng. Tuy nhiên thì hiệu lực của các phương pháp này rất ngắn. Nó chỉ có thể giữ tươi tối đa 3 ngày. Vì vậy nếu muốn tôm được tươi lâu, đáp ứng nhu cầu sản xuất thì vẫn phải cần đến kho lạnh.
Xem thêm:
Quy cách đóng gói tôm xuất khẩu
Cách đóng gói tôm sao cho đạt chuẩn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Đối với các mặt hàng như tôm, chúng cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi đóng gói.
Sau quá trình rửa, vặt đầu, cân định lượng, xếp khuôn,… Lúc này tôm sẽ được cho vào trạng thái ngủ đông bằng cách sốc nhiệt đột ngột. Rồi chúng được xếp vào thùng và đậy kín.
Tôm sẽ được đưa qua máy dò kim loại để đảm bảo rằng nó không có kim loại có đường kính lớn hơn 1,2 mm. Sau khi dò kim loại xong, chúng sẽ được cho vào túi PE để hút chân không và hàn kín miệng. Nếu không muốn hút chân không thì có thể cho tôm vào túi nilon rồi bơm oxy vào.
Đóng gói chân không vẫn luôn là phương pháp đóng gói phổ biến cho thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Các máy đóng gói chân không hiện tại ngày càng được cải tiến. Phần tiếp xúc trực tiếp với tôm được làm từ thép không gỉ nên có thể đảm bảo được tiêu chí vệ sinh cho người dùng.
Trên đây là các thông tin cơ bản về quy cách đóng gói tôm xuất khẩu của PMS Việt Nam. Việc lựa chọn quy trình, máy móc hỗ trợ công đoạn đóng gói phù hợp sẽ góp phần không nhỏ trong việc tiết kiệm thời gian và bảo quản tôm được lâu! Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về các loại máy đóng gói có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0941 423 743!