Quy trình sản xuất đồ hộp diễn ra như thế nào ?

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 16 Tháng Mười,2024

Trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm đóng hộp ngày càng gia tăng và đa dạng, việc tiết kiệm thời gian nấu nướng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng và hương vị trở thành ưu tiên của nhiều người. Để tạo ra những sản phẩm đồ hộp chất lượng và an toàn, quy trình sản xuất đóng vai trò then chốt. Hãy cùng PMS Việt Nam tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất đồ hộp trong bài viết dưới đây!

Quy trình sản xuất đồ hộp diễn ra như thế nào ?

Sản phẩm đồ hộp tại thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, thực phẩm đóng hộp đã trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều gia đình, đáp ứng nhu cầu tiện lợi trong cuộc sống bận rộn. Với sự đa dạng về chủng loại như cá hộp, thịt hộp và rau củ quả hộp, người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp với khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của mình. Các thương hiệu uy tín như Masan, Vissan và Đồ Hộp Hữu Nghị không chỉ cam kết về chất lượng mà còn mang lại sự tiện lợi trong việc chế biến món ăn. Việc sử dụng đồ hộp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình.

>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất dứa đóng hộp

Quy trình sản xuất đồ hộp

Bước 1: Phân loại nguyên liệu

Nhà sản xuất bắt đầu bằng việc lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi sạch từ các nhà cung cấp uy tín. Bước phân loại nguyên liệu rất quan trọng, giúp loại bỏ những phần bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc không đạt chất lượng. Sau đó, nguyên liệu được phân chia theo kích thước để chuẩn bị cho các giai đoạn sản xuất tiếp theo.

Bước 2: Làm sạch nguyên liệu

Sau khi đã lựa chọn và phân loại nguyên liệu thô, bước tiếp theo trong quy trình là làm sạch nguyên liệu. Quá trình này bao gồm việc rửa sạch các nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên bề mặt.

Làm sạch nguyên liệu

Lưu ý quan trọng trong bước này:

– Nước sử dụng để rửa phải là nước sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn của nước uống để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Phương pháp rửa cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm hỏng nguyên liệu như bị dập, vỡ, rách hay nát. Điều này đặc biệt quan trọng trong sản xuất đồ hộp từ rau quả, vì sự tổn thương của nguyên liệu có thể dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và làm mất đi các chất dinh dưỡng quý giá.

Bước 3: Xử lý nguyên liệu bằng phương pháp cơ học và nhiệt học

Phương pháp cơ học
– Tách vỏ và da: Sử dụng máy móc hiện đại để loại bỏ vỏ ngoài của hạt, trái cây, hoặc vảy cá.
– Chia nhỏ nguyên liệu: Cắt nguyên liệu thành kích thước phù hợp theo yêu cầu sản xuất trước khi đóng gói.

Phương pháp nhiệt học
– Chần hấp nguyên liệu: Hấp nguyên liệu bằng hơi nước ở nhiệt độ 80-100°C trong 3-15 phút, tùy loại nguyên liệu. Sau khi hấp, nguyên liệu được làm nguội ngay lập tức để tránh hư hỏng.

Mục đích của chần hấp
– Tiêu diệt vi sinh vật và làm sạch bề mặt nguyên liệu.
– Loại bỏ các enzyme không mong muốn.
– Loại bỏ không khí trong nguyên liệu, ngăn chặn quá trình oxy hóa và phồng lon.
– Cải thiện mùi vị bằng cách loại bỏ mùi không mong muốn.

Bước 4: Xếp hộp, bài khí và ghép mí

Xếp hộp
– Lon được làm sạch và lau khô trước khi đóng gói.
– Nguyên liệu được đặt trên bàn thép không gỉ để đảm bảo vệ sinh.
– Định lượng nguyên liệu chính xác theo quy định.

Xếp hộp, bài khí và ghép mí

Bài khí đóng hộp
– Mục đích:

  • Giảm áp suất trong lon khi thanh trùng.
  • Giảm sự oxy hóa chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế vi sinh vật hiếu khí phát triển.
  • Ngăn chặn ăn mòn lon thiếc.
  • Tạo độ chân không khi làm nguội.

– Phương pháp:

  • Bài khí bằng nhiệt.
  • Bài khí bằng chân không.

Ghép mí
– Sử dụng máy ghép mí lon hiện đại với động cơ servo, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo hoạt động ổn định. Máy được trang bị 4 con lăn, đảm bảo ghép mí chính xác và không rò rỉ.
– Bước ghép mí này sẽ quyết định đến chất lượng và thời gian bảo quản sản phẩm. Mối ghép phải kín chặt để chịu được áp suất trong quá trình thanh trùng.

>>Xem thêm: Máy viền mí lon tự động

Bước 5: Thanh trùng sản phẩm

Sản phẩm sau khi ghép mí được chuyển ngay đến khu vực tiệt trùng, nhà sản xuất sẽ dùng đến loại hầm thanh trùng có áp suất cao tiệt trùng. Thanh trùng diễn ra ở nhiệt độ 105-120°C trong 80-90 phút, trong môi trường nước áp suất cao. Mục tiêu là tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và các tác nhân gây hại, đảm bảo sản phẩm không bị hỏng và ức chế enzym phá hủy.

Bước 6: Dán nhãn và bảo ôn

Sau khi tiệt trùng và làm khô, lon/ hộp được chuyển đến giai đoạn dán nhãn bằng các thiết bị chuyên dụng. Các loại máy dán nhãn phổ biến gồm máy bán tự động, máy tự động và dây chuyền dán nhãn hiện đại.

>> Xem thêm: Máy dán nhãn decal tự động cho lon thiếc

Công đoạn bảo ôn thực phẩm đóng hộp có chức năng kiểm tra chất lượng đóng gói của sản phẩm. Nó giúp đảm bảo rằng các đồ hộp không bị rò rỉ hoặc chảy nước khi chúng phải chịu các lực va chạm, giằng xé hoặc các tác động khác.

Quy trình bảo ôn thường diễn ra trong vòng 2 tuần, ở nhiệt độ 37 độ C. Mỗi lô sản xuất sẽ lấy 5% số lượng hàng đã được đóng gói để tiến hành kiểm tra bảo ôn.

Sau khi 2 công đoạn trên hoàn tất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất sẽ đưa sản phẩm đóng gói vào thùng giấy/hộp bằng máy đóng hộp, máy đóng thùng carton sau đó phân phối ra thị trường.

Quy trình sản xuất đồ hộp đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm an toàn và tiện lợi cho người tiêu dùng. Với vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm lâu dài mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích cho bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm các loại máy móc hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất như máy đóng gói, máy chiết rót, máy dán nhãn,… hãy liên hệ ngay với PMS Việt Nam để được tư vấn chi tiết!