Bột ca cao, một nguyên liệu thiết yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm, không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng. Quá trình sản xuất bột ca cao gồm nhiều công đoạn, nếu không đủ kinh nghiệm để thực hiện, thành phẩm sẽ không đạt được như mong muốn. Dưới đây là cái nhìn chi tiết về quy trình sản xuất bột ca cao, từ hạt ca cao đến sản phẩm hoàn chỉnh. Hãy cùng PMS Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Mục lục bài viết
Bột ca cao có tác dụng gì?
Một trong những công dụng phổ biến nhất mà chúng ta thường hay sử dụng đến bột ca cao như làm bánh. Hương vị đậm đà kết hợp cùng các nguyên liệu khác tạo nên một vị thơm ngon đến lạ thường. Hay pha ca cao với đường và sữa nóng là bạn đã có ngay một đồ uống, sinh tố với vị ngọt đậm đà hấp dẫn.
Trong thành phần cacao có chất chống oxy hóa và các vitamin, bột cacao có thể làm sáng da cung cấp độ ẩm. Ta sẽ thường thấy những thành phần này có trong tẩy tế bào chết, mặt nạ, dưỡng da.
Quy trình sản xuất bột ca cao
Quy trình sản xuất bột ca cao là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để tạo ra loại bột thơm ngon, đậm đà hương vị.
Bước 1: Thu hoạch và sơ chế trái ca cao
Những trái ca cao khi đến thời điểm được những người nông dân thu hoạch. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần thu hoạch khi trái vừa độ chín tới, hạn chế việc để quả quá chín có thể hạt sẽ nảy mầm và ảnh hưởng đến chất lượng của bột sau này.
Nguyên vật liệu sẽ đưa đến nhà máy sơ chế và chỉ giữ lại hạt.
Bước 2: Ủa lên men hạt
Bỏ hạt ca cao vào trong một cái thùng gỗ có các lỗ thông khí, quá trình lên men sẽ xuất hiện kéo dài từ 3 -7 ngày. Lưu ý rằng, cứ cách 48 tiếng cần đảo hạt ca cao một lần để kiểm tra chất lượng hạt, cần đảm bảo hạt không nảy mầm ảnh hưởng đến chất lượng . Đây được đánh giá là công việc quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng sau khi đã hoàn tất quá trình chế biến.
Bước 3: Phơi khô và rang tách vỏ hạt
Sau khi ủ và hạt đạt yêu cầu thì mang chúng đi làm sạch phần thịt hạt bám bên ngoài. Sau đó đem chúng đi phơi khô. Thông thường, mức độ ẩm của hạt khi đủ 7% thì lúc đó đã đạt đủ tiêu chuẩn để tiếp tục cho những công đoạn tiếp theo. Đồng nghĩa với việc nếu chưa đạt 7% thì quá trình phơi tiếp tục diễn ra.
Sau đó, đem đi rang chín để loại bỏ hết các lượng nước còn sót lại, đồng thời tiêu diệt hết các vi khuẩn nấm mốc bám trên bề mặt hạt khi ủ. Để nguội và tiến hành tách bỏ lớp vỏ bên ngoài và chỉ giữ lại phần thân bên trong.
Bước 4: Xay mịn hạt
Phần nhân khi đã tách vỏ là thành phẩm, ta đem nó đi xây mịn thành bột để làm bột cacao hay chocolate. Tùy vào từng yêu cầu của mỗi người mà độ mịn không giống nhau.
Bước 5: Tách dầu
Sau khi xay, ta đem đi tách mịn để lấy phần dầu ca cao. Lúc này ta sẽ được phần dầu riêng và ca cao.
Bước 6: Sấy khô và nghiền mịn
Phần ca cao khi đã tách dầu sẽ được đem đi sấy khô và nghiền mịn và làm thành bột ca cao hoặc chế biến ra những thanh socola thơm ngon hảo hạng
Bước 7: Đóng gói bột và mang đi phân phối.
Bột ca cao thành phẩm sẽ được đưa đến công đoạn cuối cùng là đóng gói và mang đi tiêu thụ. Quá trình đóng gói bột ca cao có thể thực hiện bằng máy hay thủ công tùy vào quy mô sản xuất của từng nơi. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, nếu bạn có điều kiện hãy đầu tư máy móc, về lâu dài những chiếc máy đóng gói sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số ngân sách và thời gian đáng kể.
Hy vọng khi đọc xong bài viết bạn sẽ hiểu rằng, quy trình sản xuất bột ca cao là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và kinh nghiệm của các chuyên gia. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến kiểm soát chặt chẽ trong từng công đoạn, mọi chi tiết đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Nếu bạn đang có nhu cầu đóng gói ca cao, cà phể hay tìm hiểu về các thiết bị công nghệ máy đóng gói bột hãy liên hệ ngay với PMS Việt Nam – công ty cung cấp các loại máy hỗ trợ quy trình sản xuất chất lượng cao tại TP.HCM