Trong ngành chăn nuôi hiện đại, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sức khỏe và năng suất của động vật. Bài viết này PMS Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi, từ lựa chọn nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng, giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này và áp dụng hiệu quả vào hoạt động nông nghiệp của mình.
Mục lục bài viết
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là gì ? Có mấy loại thức ăn ?
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là loại thực phẩm được sản xuất theo quy trình công nghiệp hiện đại, nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Mục đích chính của loại thức ăn này là giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng và đạt hiệu suất cao trong sản xuất sữa, thịt, trứng, lông và các sản phẩm khác.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp thường được sử dụng trong các trang trại lớn, nơi yêu cầu tính chuyên môn hóa cao và cần đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có ba loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp chính:
- Thức ăn chăn nuôi dạng viên: Đây là loại thức ăn được ép thành viên nén, giúp dễ dàng sử dụng và bảo quản.
- Thức ăn chăn nuôi dạng bột: Loại thức ăn này được sản xuất dưới dạng bột mịn, thường được sử dụng cho các loại vật nuôi nhỏ hoặc cần được pha trộn với nước.
- Thức ăn chăn nuôi dạng nước: Đây là loại thức ăn được sản xuất dưới dạng lỏng, thường được sử dụng cho các loại vật nuôi cần được cung cấp nước và chất dinh dưỡng một cách liên tục.
Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Bước 1: Thiết lập khẩu phần ăn
Thiết lập khẩu phần ăn rất quan trọng để đảm bảo chất lượng về nhu cầu dinh dưỡng, hiệu quả năng suất hay chi phí nguyên vật liệu. Đối với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi sẽ có những khẩu phần ăn khác nhau, trong đó gồm 5 phần chính: Tối thiểu, tương đối, thực tế, đầy đủ và bổ sung. Trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật
- Lựa chọn nguyên liệu phối hợp
- Tính toán giá cả và tìm hiểu tính sẵn có của nguyên liệu
- Tính toán phương pháp tổ hợp khẩu phần.
Bước 2 : Lựa chọn nguyên liệu chất lượng
Nguồn nguyên liệu chính
Các nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thường bao gồm:
- Ngũ cốc: Lúa mì, ngô, yến mạch, lúa mạch.
- Phân bón động vật: Bã mồi, hạt cám.
- Protein bổ sung: Sữa bột, đạm thực vật, đạm động vật.
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu
Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi sử dụng giúp đảm bảo:
- Độ tươi mới: Nguyên liệu không bị hư hỏng, nấm mốc.
- Giá trị dinh dưỡng cao :Chứa đủ chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Không chứa độc tố: Kiểm tra sự hiện diện của thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
Bước 3 : Xử lý nguyên liệu
Nghiền nguyên liệu
Các nguyên liệu sẽ được đem đến máy nghiền chuyên dụng để nghiền nhỏ khi đã được xử lý hay làm sạch. Đây là các bước quan trọng để làm tăng khả năng tiêu thụ và hấp thu của vật nuôi.
Nếm độn và nấu chín
Nếm độn và nấu chín sẽ giúp cho sản phẩm:
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
- Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Bước 4: Trộn, ép viên và đóng gói sản phẩm
Trộn Nguyên liệu
Sau đó là công đoạn phối trộn. Trộn các nguyên liệu thành một hỗn hợp đồng nhất, bao gồm phối các nguồn dinh dưỡng hay mùi vị lẫn vào nhau. Điều này giúp tăng hiệu quả về mặt phản ứng sinh học hay hóa học của thực ăn thêm hiệu quả.
Ép viên và đóng gói
Tạo hạt hay ép viên trước khi mang đi đóng gói. Có hai hình thức là ép đùn hay ép viên nén.
- Ép đùn: Đây là công nghệ ép viên thức ăn chăn nuôi ở mức nhiệt và áp lực cao nên khi ra khuôn, thức ăn sẽ nở ra và có thể nổi được trong nước. Hình thức ép đùn này thường được dùng phổ biến khi ép viên thức ăn cho các loại thủy sản.
- Ép viên nén: Thiết bị dùng để ép viên nén sẽ được làm nóng ở mức nhiệt khoảng 85 độ C và độ ẩm được giữ ở mức dưới 16% trong khoảng 20 giây sau đó mới tiến hành ép viên thức ăn chăn nuôi. Thành quả là viên nén có độ mịn và và mềm hơn khi gặp nước.
Sau đi hoàn tất các quá trình, thức ăn chăn nuôi sẽ được đem đi đóng gói bằng các loại máy đóng gói hạt hoặc máy đóng gói bột để nhằm bảo quản và tránh làm đi giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt.
Bước 5: Kiểm soát chất lượng
Trước khi đưa thức ăn chăn nuôi ra thị trường, cần kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Các chỉ tiêu kiểm tra bao gồm:
- Hàm lượng protein
- Hàm lượng chất béo
- Hàm lượng chất xơ
- Hàm lượng vitamin và khoáng chất
Bước 6: Phân phối và bán hàng
Vận chuyển an toàn
Thức ăn sau khi đóng gói được vận chuyển đến các cơ sở chăn nuôi một cách an toàn, tránh tình trạng hư hỏng hoặc thất thoát.
Bán hàng và tiếp thị
Sử dụng các chiến lược marketing hiệu quả để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mục tiêu, bao gồm:
- Chọn kênh phân phối phù hợp.
- Quảng bá sản phẩm qua các phương tiện truyền thông.
- Cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt.
Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi là một chuỗi các bước phức tạp nhưng thiết yếu để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng và an toàn cho động vật. Bằng việc áp dụng các bước qua bài viết, nông dân và các doanh nghiệp chăn nuôi có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa chi phí và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Các loại máy phù hợp để phục vụ trong quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện có trên thị trường
Máy đóng gói bột cho thức ăn chăn nuôi dạng bột
Máy đóng gói hạt cho thức ăn chăn nuôi dạng hạt, viên
Máy đóng gói chất lỏng, sệt cho thức ăn chăn nuôi dạng chất lỏng
Ngoài ra, bạn và doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng hiệu suất đóng gói và quản lý sản phẩm của bạn với hệ thống máy đóng gói, máy dán nhãn và máy chiết rót toàn diện. Hãy liên hệ ngay với PMS Việt Nam để được tư vấn và giải pháp tối ưu cho nhu cầu của bạn!!