Quy trình sản xuất giấm

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 10 Tháng Mười,2024

Giấm là một thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn và đồ uống, đồng thời còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và y học. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi quy trình sản xuất giấm diễn ra như thế nào chưa? Cùng PMS Việt Nam chúng tôi khám phá chi tiết các bước tạo nên loại gia vị đa năng này nhé!

Quy trình sản xuất giấm

Quy trình sản xuất giấm

Lợi ích của giấm

Dưới đây là một số tác dụng của giấm:

  1. Hỗ trợ tiêu hóa

    • Thức ăn chua làm tăng độ acid của dịch dạ dày, giúp kích thích bộ máy tiêu hóa.
    • Các axit amin trong giấm có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  2. Chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật

    • Các nguyên tố vi lượng trong giấm cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
    • Giấm giúp chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật.
  3. Duy trì cân bằng pH trong cơ thể

    • Giấm là thực phẩm tính kiềm sinh lý, giúp trung hòa lượng axit từ các thực phẩm như thịt, cá, trứng, duy trì cân bằng pH trong cơ thể.
  4. Kháng khuẩn và làm đẹp da

    • Giấm chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết, có tác dụng kháng khuẩn và làm đẹp da.
  5. Diệt cỏ dại

    • Xịt giấm nguyên chất vào những nơi có cỏ dại mọc, cỏ sẽ héo rũ và chết sau vài ngày.
  6. Ngăn ngừa kiến

    • Xịt giấm vào khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò để ngăn chặn chúng.
  7. Khử mùi hôi

    • Đổ một tách giấm xuống cống, để yên trong 30 phút rồi giội lại bằng nước nóng để khử mùi hôi.
  8. Tẩy vết hoen gỉ

    • Ngâm vật kim loại cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất, chúng sẽ sáng bóng trở lại.
  9. Giữ hoa tươi lâu

    • Hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào một lít nước cắm hoa để giữ hoa tươi lâu hơn.
  10. Tẩy vết bẩn trên quần áo

    • Cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt, vết bẩn sẽ dễ dàng bị đánh bật khi giặt lại.

Như vậy, giấm không chỉ là một gia vị trong ẩm thực mà còn có rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hàng ngày.

Quy trình sản xuất giấm ăn mà ta thường hay gặp nhất. 

Nhìn chung các quy trình sản xuất giấm táo, giấm gạo, giấm trái cây khác sẽ có một vài thay đổi nhỏ trong quá trình nhưng đa phần đều tuân thủ theo các bước chính như sau:

Lựa chọn kỹ nguyên liệu ban đầu 

Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất giấm là chọn lựa nguyên liệu. Giấm có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như gạo, táo, nho, mật ong, hoặc các loại trái cây khác. Mỗi loại nguyên liệu sẽ tạo ra một hương vị giấm đặc trưng riêng. 

Việc lựa chọn nguyên liệu chất lượng cao là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Vì thế, chúng không được hư hỏng, phải thật tươi và có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Tiến hành quá trình lên men giấm

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất giấm là lên men đường. Đối với các loại nguyên liệu chứa tinh bột như gạo, quá trình này bắt đầu bằng việc chuyển hóa tinh bột thành đường đơn giản thông qua enzym.

Đối với trái cây hoa quả, chúng lên men dễ dàng hơn vì có sẵn lưỡng đường tự nhiên. Thêm men nấm để chuyển hóa từ đường thành cồn. Quá trình diễn ra từ 1-2 tuần, tuy nhiên có thể nhanh hay chậm hơn vì vào điều kiện môi trường và nguyên liệu.

Lên men acetic

Để tiếp tục quá trình sản xuất giấm, vi khuẩn acetic sẽ được thêm vào. Đây là một trong những vi khuẩn được dùng trong ngành công nghiệp có khả năng chuyển hóa cồn thành axit acetic, là thành phần tạo nên vị chua trong giấm ăn. 

Quá trình lên men acetic thường diễn ra trong các thùng gỗ hoặc thép không gỉ, với sự kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ và độ thông khí. Thời gian lên men có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào phương pháp sản xuất và loại giấm mong muốn.

Lọc và tinh chế

Đối với các cơ sở sản xuất giấm với công suất lớn, sẽ có các máy lọc sàn chuyển biệt để loại bỏ cặn đảm bảo tính thẩm mỹ về mặt chất lượng.

Một số nhà sản xuất còn tiến hành pasteur hóa giấm ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn có hại và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Nhược điểm của nó sẽ làm giảm đi độ ngon của giấm. 

Pha trộn và đóng gói

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất giấm là pha trộn và đóng gói. Tùy thuộc vào yêu cầu về nồng độ axit, giấm có thể được pha loãng bằng nước tinh khiết.  Sau đó đem đi chiết rót vào chai,lọ, hũ và đóng gói, dán nhãn bao bì và phân phối ra thị trường.

Trong quy trình sản xuất giấm với quy mô lớn, sản xuất công nghiệp, trong bước cuối cùng này các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng máy chiết rót giấm để tăng năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh trong suốt quá trình chiết rót. Có thể kết hợp dây chuyền chiết rót với máy dán nhãn chai để tăng tính nhận diện thương hiệu và máy đóng thùng carton để đóng gói chai giấm vào thùng carton bảo vệ sản phẩm tốt hơn trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

>> Xem thêm: máy dán nhãn

>> Xem thêm: Máy đóng thùng cho chai 

Lưu ý khi sử dụng giấm

Giấm ăn tốt cho sức khỏe, điều này không thể bàn cãi. Nhưng cũng có một vài lưu ý khi bạn đã và đang có í định sử dụng sản phẩm như sau: 

  • Sử dụng với số lần vừa phải: Khi dùng với quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, trong giấm có hàm lượng axit nhiều nên dễ dẫn đến việc tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày. 
  • Không sử dụng dấm trên các vùng da nhạy cảm: Nếu bạn đang muốn sử dụng giấm để làm đẹp, có thể test ra một vùng nhỏ, lưu ý rằng không sử dụng lên các vùng vết thương hở. 
  • Không sử dụng dấm ăn cho trẻ e dưới 1 tuổi. Trong trường hợp sử dụng đối với trẻ nhỏ, bạn có thể pha loãng dấm với nước để tráng tình trạng khó tiêu. 
  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, đậy nắp kín ngăn cản không khí đi vào.

Quy trình sản xuất giấm là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu kiểm soát chất lượng. Với quy trình sản xuất khoa học và chặt chẽ, giấm không chỉ là một gia vị mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp một vài thắc mắc đã đặt ra trước đó.