Hướng dẫn cách nấu rượu trắng thơm ngon, đơn giản tại nhà

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 31 Tháng Mười,2024

Rượu trắng là món thức quà mang đậm giá trị xưa của người Việt và cũng là một nét văn hóa có từ rất lâu đời. Người Việt  đều dùng một ly rượu thay cho lời mở đầu muốn nói và cũng có thể kết thúc nhờ một cái cụng chén uống cạn. Vậy điều gì đặc biệt trong loại đồ uống này mà khiến chúng ta mê mẩn. Cùng PMS tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !

Rượu Trắng – Món thức uống truyền thống của Việt Nam

Rượu trắng là gì? Có những loại rượu trắng nào  

Rượu trắng là kết quả của một quá trình lên men từ gạo trong một thời gian dài. Thông qua các phương pháp truyền thống, rượu trắng được tạo nên từ bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân lành nghề. 

Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì các nguyên liệu làm nên đều có màu trắng. Điểm nổi bật là độ trong suốt mà không phải loại rượu nào cũng có. Hương vị độc đáo có mùi cay và nồng tê ngay khi chạm vào đầu lưỡi. Tính chất lành mạnh nên người dùng sẽ không cảm thấy mệt khi tỉnh dậy từ cơn say.  

Một cách sử dụng rượu trắng được các ông cha ta truyền lại là kết hợp những dược liệu quý để tăng độ ngon và bổ dưỡng. Có 2 loại rượu phổ biến đó là: Rượu gạo trắng và rượu gạo nếp.

  • Rượu gạo trắng: có thành phần axit đậm đặc và đây là điều làm nên vị chính của loại rượu trắng thượng hạng. Nhận xét một cách công tâm vị ngon hay độ đậm đặc cũng được đánh giá cao không kém.  

  • Rượu nếp trắng: Đây là loại rượu nổi bật trong các bàn tiệc bữa nhậu của văn hóa Việt Nam. Nó vẫn giữ nguyên được hương vị xưa từ gạo nếp, chưng cất ở nhiệt độ 45. Giá thành rẻ phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Các đặc điểm nổi bật của rượu trắng 

Một số đặc điểm nổi bật của rượu trắng có thể kể đến như sau

Rượu trắng có vị ngọt thơm ngon đậm đà 

Hương vị độc lạ là điều không thể bàn cãi. Rượu có màu trong vắt, hương thơm và ngọt rất riêng từ quá trình lên men của gạo nếp. Tại Việt Nam, mọi người thường ngâm chung rượu với các loại dược liệu quý để đạt được sự dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.

Thời gian ủ càng lâu độ lên men của rượu càng ngon 

Thời gian để ủ rượu càng lâu thì hương vị rượu sẽ đằm hơn, kích thích vị giác của người uống. 

Nồng độ cồn

Rượu trắng có nồng độ cồn khá cao, dao động từ 25% đến 50%, tùy thuộc vào quy trình sản xuất và đặc trưng của từng vùng miền. Một số loại rượu trắng được chưng cất kỹ lưỡng sẽ có độ cồn cao hơn, thường được dùng trong các dịp đặc biệt hoặc để xoa bóp chữa bệnh. Nồng độ trung bình: Khoảng 30% – 40% cồn, đủ để tạo cảm giác mạnh nhưng không quá gắt. Rượu cồn cao: Có thể đạt tới 50% – 60% cồn, thường dùng trong y tế hoặc cho mục đích đặc biệt.

Rượu trắng theo vùng miền

Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có những cách chế biến và loại rượu trắng riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong hương vị và chất lượng.

  • Rượu Làng Vân (Bắc Giang): Nổi tiếng với hương vị tinh tế, thơm ngon và quy trình sản xuất thủ công tinh xảo.
  • Rượu Kim Sơn (Ninh Bình): Rượu có vị đậm đà, hương thơm dịu nhẹ, nồng độ cao và được làm từ gạo nếp đặc sản của địa phương.
  • Rượu Bàu Đá (Bình Định): Loại rượu có nồng độ cồn cao, hương vị mạnh mẽ, thường được sử dụng trong các dịp lễ hội.
  • Rượu Gò Đen (Long An): là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, Long An.

>>>Mời bạn xem thêm: Quy trình sản xuất rượu tại Việt Nam

Cách nấu rượu trắng đúng cách và thơm ngon 

Rượu trắng là một loại rượu truyền thống mang đậm chất nét văn hóa hoài cổ, để chưng cất ra một mẻ rượu thơm ngon các nghệ nhân đều cần có tính kiên nhẫn và tỉ mỉ trong mỗi công đoạn. Hãy  cùng tìm hiểu các bước để tạo nên một ly rượu trắng ngon. 

Nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị

Nguyên liệu chính

  • Gạo nếp (hoặc gạo tẻ, tùy sở thích): 10kg
  • Men rượu: 200g (tương đương khoảng 2 viên men)
  • Nước sạch: khoảng 25-30 lít nước

Dụng cụ nấu rượu

  • Nồi để nấu cơm rượu
  • Nồi chưng cất rượu (nồi đồng hoặc nồi đất)
  • Lò than hoặc bếp ga để chưng cất
  • Ống dẫn hơi và bình hứng rượu

Các bước thực hiện nấu rượu trắng

Bước 1: Ngâm và nấu gạo

  • Ngâm gạo: Vo sạch gạo nếp và ngâm trong nước từ 6-8 giờ để gạo mềm và dễ nấu chín. Nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian.
  • Nấu cơm: Sau khi ngâm xong, vớt gạo ra để ráo nước. Sau đó, cho vào nồi để nấu như cơm bình thường. Nên dùng ít nước để cơm được khô ráo, không bị nhão.

Bước 2: Ủ men

  • Giã men: Men rượu cần được giã mịn thành bột để dễ dàng trộn với cơm rượu. Nếu sử dụng men đã thành phẩm, có thể bẻ vụn ra.
  • Trộn men với cơm: Khi cơm đã nguội xuống khoảng 30-40°C (âm ấm), trộn đều men với cơm. Lưu ý không trộn khi cơm còn quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm chết men, ảnh hưởng đến quá trình lên men sau này.

Bước 3: Ủ cơm rượu

  • Ủ khô: Sau khi trộn men, cho cơm vào các chum hoặc thùng lớn và đậy kín để ủ trong khoảng 3-5 ngày. Trong thời gian này, men sẽ bắt đầu phân giải tinh bột thành đường và rượu, tạo ra mùi thơm đặc trưng.
    • Nhiệt độ: Ủ cơm ở nhiệt độ khoảng 25-30°C là lý tưởng. Không nên để nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Ủ nước: Sau 3-5 ngày ủ khô, cơm rượu sẽ bắt đầu có mùi thơm và xuất hiện nước cốt. Đổ thêm nước sạch vào cơm rượu (theo tỷ lệ khoảng 2-3 lít nước cho mỗi kg gạo). Tiếp tục ủ thêm khoảng 3-4 ngày nữa để hoàn thành quá trình lên men.

Bước 4: Chưng cất rượu

Sau khi ủ đủ thời gian, rượu sẽ sẵn sàng để chưng cất.

  • Chưng cất bằng nồi: Đổ toàn bộ hỗn hợp cơm rượu đã lên men vào nồi chưng cất, đậy nắp và kết nối ống dẫn hơi. Đun sôi hỗn hợp ở nhiệt độ vừa phải để hơi rượu bay lên qua ống dẫn.
  • Ngưng tụ và thu rượu: Hơi rượu sau khi bay lên sẽ đi qua hệ thống làm lạnh (thường là bồn nước hoặc thùng lạnh), ngưng tụ lại thành dạng lỏng và chảy vào bình hứng rượu. Phần rượu thu được ban đầu thường có nồng độ cồn cao, gọi là “rượu đầu”. Sau đó, thu rượu tiếp cho đến khi hết hơi rượu.

Lưu ý trong quá trình nấu rượu

  • Chọn nguyên liệu tốt: Gạo nếp hoặc gạo tẻ cần được chọn loại ngon, không bị mốc hoặc sâu bệnh. Men rượu cũng cần được chọn loại men chất lượng, không quá cũ.
  • Thời gian và nhiệt độ ủ men: Quá trình ủ men đòi hỏi thời gian và nhiệt độ thích hợp. Nếu ủ quá lâu hoặc nhiệt độ không phù hợp, rượu có thể bị chua hoặc hư hỏng.
  • Quản lý nhiệt độ khi chưng cất: Cần điều chỉnh lửa khi chưng cất sao cho vừa phải, tránh để nhiệt độ quá cao làm bay hơi rượu quá nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng rượu thu được.

Thành phẩm và bảo quản rượu trắng

  • Rượu sau khi chưng cất: Rượu thu được sau khi chưng cất có thể có nồng độ cồn cao từ 40-50%, tùy vào quá trình chưng cất và loại men sử dụng. Rượu thường có mùi thơm nhẹ và trong suốt.
  • Lưu trữ: Để rượu được ngon hơn, có thể để rượu “thở” trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi sử dụng. Bảo quản rượu trong chai thủy tinh và để ở nơi khô ráo, thoáng mát để giữ hương vị lâu dài.

Rượu trắng không chỉ là một sản phẩm văn hóa truyền thống mà còn là thức uống với nhiều giá trị trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, người dùng cần sử dụng rượu trắng một cách hợp lý, lựa chọn sản phẩm chất lượng và luôn duy trì lối sống lành mạnh.

Liên hệ PMS Việt Nam ngay để có cơ hội nhận được ưu đãi tốt nhất cho các loại máy móc thiết bị như máy chiết rót, máy dán nhãnmáy đóng gói !

>>> Xem thêm: Máy chiết rót rượu