Quy trình sản xuất rượu tại Việt Nam

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 31 Tháng Mười,2024

Trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam, sản xuất rượu công nghiệp đang là lĩnh vực đóng góp lớn. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế, quy trình sản xuất rượu cần tuân thủ các bước nghiêm ngặt từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến đóng gói sản phẩm cuối cùng. Cùng PMS khám phá chi tiết quy trình sản xuất rượu tại Việt Nam nhé !

Quy trình sản xuất rượu

Ứng dụng của rượu trong đời sống

Thực phẩm

  • Uống trực tiếp: Rượu được tiêu thụ như một loại đồ uống có cồn trong nhiều dịp lễ hội, bữa tiệc, hoặc để thưởng thức trong các nhà hàng.
  • Gia vị trong nấu ăn: Rượu, đặc biệt là rượu vang và rượu nấu ăn, thường được dùng để làm gia vị cho các món ăn, giúp tăng cường hương vị.

Công Nghiệp

  • Sản xuất hóa chất: Rượu được sử dụng trong sản xuất nhiều loại hóa chất, chẳng hạn như ethanol, acetone, và các dung môi hữu cơ khác.
  • Nhiên liệu: Ethanol có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo trong ngành công nghiệp nhiên liệu, thay thế một phần xăng dầu.

Y Học và Chăm Sóc Sức Khỏe

  • Khử trùng: Rượu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus, nên thường được sử dụng trong các sản phẩm khử trùng tay và dụng cụ y tế.
  • Điều trị bệnh: Một số loại rượu có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh, như rượu vang đỏ, được cho là có lợi cho tim mạch khi tiêu thụ với mức độ hợp lý.

Sản Xuất Mỹ Phẩm

  • Chất bảo quản: Rượu là một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm, như nước hoa, kem dưỡng da và sản phẩm tẩy trang, nhờ vào khả năng kháng khuẩn và làm sạch.

Hỗ Trợ Tâm Lý

  • Thư giãn: Một số người sử dụng rượu để giảm căng thẳng và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mặc dù việc tiêu thụ nên được điều chỉnh hợp lý để tránh các tác động tiêu cực.

Rượu có nhiều ứng dụng đa dạng, từ đời sống hàng ngày đến các ngành công nghiệp, thể hiện sự phong phú và vai trò quan trọng của nó trong xã hội. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cần phải có trách nhiệm để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân và cộng đồng.

>>> Mời bạn đọc thêm: Rượu trắng – Món thức uống truyền thống của Việt Nam 

Nguyên liệu để làm ra rượu gồm những gì ?

Nguyên liệu để làm ra rượu gồm những gì ?

Gạo: Nguyên liệu chính không thể thiếu trong quy trình sản xuất rượu ( hay quy trình sản xuất rượu etylic từ gạo), để có thể nấu ra được loại rượu thơm ngon thì nhà sản xuất phải lựa chọn những loại gạo ngon, không mốc và mọt và thường là những loại gạo được chọn để nấu rượu là gạo nếp, gạo dẻo, loại gạo có hạt to, chất lượng tốt và hạt mẩy.

Men: Nguyên liệu quan trọng thứ hai không thể thiếu đó là men, men giúp cho quá trình lên men của gạo nhanh và hiệu quả, giúp tạo ra hương vị đặc trung và hấp dẫn. Men đóng vai trò làm phân hủy tinh bột thành đường và chuyển hóa thành cơm rượu nhờ các vi sinh vật có trong men.

Nước: Trong quá trình sản xuất rượu, nước là thành phần thứ ba trong quy trình, nước để sản xuất bắt buộc phải lọc từ nguồn nước sạch, không có cặn và không bị ô nhiễm.

Quy trình sản xuất rượu

Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu

Gạo sử dụng trong sản xuất rượu cần phải đảm bảo chất lượng, thường là gạo nếp hoặc gạo tẻ, hoặc các loại gạo có hàm lượng tinh bột cao. Sau khi chọn lựa gạo, bước đầu tiên là vo và đãi sạch gạo nhiều lần với nước để loại bỏ tạp chất, sạn, mùn, và cám còn sót lại sau quá trình xay xát.

Sau khi gạo đã được làm sạch, nó sẽ được ngâm trong nước từ 4 đến 6 tiếng. Quá trình ngâm này giúp hạt gạo mềm hơn, làm cho việc nấu chín dễ dàng hơn. Đồng thời, việc ngâm cũng giúp loại bỏ những tạp chất khác có thể ảnh hưởng đến quá trình lên men sau này.

Nấu cơm

Nấu cơm

Sau khi ngâm, gạo sẽ được hấp chín bằng nồi hấp hoặc hệ thống hấp công nghiệp. Quá trình hấp cần được kiểm soát nghiêm ngặt về nhiệt độ và thời gian để đảm bảo rằng gạo chín đều và đạt được độ dẻo tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men diễn ra hiệu quả.

Trộn men, ủ cơm rượu

Cơm sau khi hấp chín sẽ được làm nguội đến mức nhiệt khoảng 30°C – 35°C. Sau đó, men rượu sẽ được trộn đều vào cơm. Cần lưu ý không nên rắc men khi cơm còn quá nóng hoặc quá nguội.

Sau khi trộn men, cơm sẽ được ủ trong các thùng chứa hoặc bồn lên men công nghiệp ở nhiệt độ từ 28°C – 32°C trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày. Trong thời gian này, men sẽ chuyển hóa tinh bột thành đường và sau đó thành rượu.

Chưng cất

Sau khi quá trình lên men hoàn tất, hỗn hợp rượu gạo sẽ được chưng cất bằng hệ thống chưng cất công nghiệp. Ở lần thu rượu đầu tiên, nồng độ cồn thu được sẽ khoảng 55 – 56 độ. Trong lần thu thứ hai, nồng độ cồn sẽ giảm xuống còn khoảng 35 – 45 độ. Còn ở lần thu thứ ba, rượu sẽ khá loãng và không còn giữ được mùi thơm đặc trưng, mà thay vào đó là một mùi chua.

Lọc và để nguội

Sau khi chưng cất, rượu cần được lọc qua nhiều hệ thống khác nhau để loại bỏ cặn bã và tạp chất còn sót lại. Các bộ lọc thường được sử dụng bao gồm than hoạt tính, màng lọc siêu mịn, hoặc các hệ thống lọc chuyên dụng. Rượu sau khi được lọc sẽ được để nguội tự nhiên nhằm ổn định cấu trúc và chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.

Khử độc tố

Công đoạn khử độc tố này có tác dụng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và độc tố ở mức nhiệt bay hơi. Sau khi hoàn tất quá trình khử độc tố, rượu sẽ sẵn sàng để đóng chai.

Đóng chai, dán nhãn

Sau khi rượu được khử độc tố, nó sẽ được chuyển vào máy chiết rót rượu để chiết rót vào các chai. Thể tích của các chai được thiết lập sẵn trên máy, đảm bảo tính đồng đều. Tiếp theo, một mẫu rượu ngẫu nhiên sẽ được lấy ra để kiểm tra chất lượng; chỉ khi mẫu này đạt yêu cầu thì mới tiến hành các công đoạn cuối cùng, bao gồm dán nhãn (bằng máy dán nhãn) để sẵn sàng phân phối ra thị trường.

Công nghệ hỗ trợ quy trình sản xuất rượu

>>> Xem thêm: Máy chiết rót rượu

Cuối cùng, rượu sẽ được đóng vào thùng carton bằng máy đóng thùng carton tự động  với nhãn mác đầy đủ thông tin như thành phần, nồng độ cồn, nhà sản xuất và hạn sử dụng. Như vậy, rượu đã hoàn tất quy trình và sẵn sàng để được phân phối ra thị trường và tiêu thụ.

>>> Xem thêm: Máy vô thùng carton tự động dạng gắp cho chai rượu thủy tinh

Lưu Ý Khi Sản Xuất Rượu Công Nghiệp

  • Tuân thủ quy định: Các nhà sản xuất cần tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
  • Kiểm tra chất lượng định kỳ: Quy trình sản xuất rượu cần được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng nhất quán của sản phẩm.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại: Việc đầu tư vào công nghệ mới không chỉ nâng cao chất lượng mà còn tăng cường hiệu quả sản xuất.

Quy trình sản xuất rượu tại Việt Nam là một chuỗi các bước phức tạp đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và công nghệ tiên tiến. Việc tuân thủ quy trình và đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ giúp ngành rượu Việt Nam tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.

Nhận báo giá tốt nhất cho giải pháp kỹ thuật tự động hóa, liên hệ ngay PMS Việt Nam !