Quy trình sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng, mang lại giá trị thương mại cao. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh thu và gia tăng lợi nhuận một cách bền vững. Hãy cùng PMS Việt Nam khám phá các bước xây dựng quy trình sản xuất trong bài viết dưới đây !
Mục lục bài viết
Quy trình sản xuất là gì ?
Quy trình sản xuất (tên tiếng anh là Production process) là chuỗi các bước nhằm tạo ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Quy trình này gồm các giai đoạn từ việc lập kế hoạch, chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất thực tế, kiểm tra chất lượng, đến đóng gói và phân phối.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình riêng, tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, quy trình sản xuất ngày càng được tối ưu hóa nhờ sự phối hợp giữa lao động con người và hệ thống máy móc tự động.
Các bước trong quy trình sản xuất
1. Hoạch định sản xuất
Quy trình sản xuất giữ vai trò nền tảng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả tạo ra sản phẩm. Các nhiệm vụ chủ chốt trong hoạch định bao gồm:
Xác định nhu cầu sản xuất
Đây là bước đánh giá lượng sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp sử dụng các nghiên cứu và dự báo thị trường để cân nhắc cung – cầu và xác định nhu cầu sản xuất phù hợp.
Xây dựng định mức sản xuất
Các định mức sản xuất cần được thiết lập bao gồm:
- Tính toán lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất theo kế hoạch.
- Ước lượng mức độ phế liệu có thể phát sinh khi sản xuất hoặc điều chỉnh sản phẩm.
- Thiết lập chi phí sản xuất để hỗ trợ quá trình hạch toán kế toán.
Xác định nhu cầu nguyên liệu cần thiết
Doanh nghiệp xác định loại nguyên liệu cần, số lượng và thời điểm cần cung ứng. Quy trình cung ứng nguyên liệu phải được quản lý kỹ để đảm bảo chuỗi sản xuất không bị gián đoạn.
2. Yêu cầu sản xuất
Khi đã xác định được sản lượng cần sản xuất, doanh nghiệp sẽ chia và thiết lập yêu cầu sản xuất cụ thể cho từng xưởng hoặc nhà máy. Các yêu cầu này có thể do các đơn vị gia công thực hiện hoặc được sản xuất trực tiếp trong doanh nghiệp.
3. Lệnh sản xuất
Lệnh sản xuất là tài liệu nêu rõ các yêu cầu của một đợt sản xuất cụ thể, bao gồm số lượng sản phẩm, thời gian sản xuất dự kiến, địa điểm và các yêu cầu đặc biệt khác. Lệnh sản xuất dựa trên các yêu cầu đã thiết lập trước đó.
4. Duyệt lệnh sản xuất
Lệnh sản xuất được gửi lên ban giám đốc hoặc quản lý cấp cao để xét duyệt. Nếu được phê duyệt, lệnh này sẽ chuyển đến các bộ phận, dây chuyền, hoặc công đoạn liên quan để thực hiện. Trường hợp không được duyệt, bộ phận sản xuất sẽ cần chỉnh sửa và trình lại.
5. Thu mua nguyên vật liệu
Khi lệnh sản xuất được duyệt, doanh nghiệp xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết và thực hiện mua sắm dựa trên định mức để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất.
6. Tiến hành sản xuất
Nhà quản lý sản xuất phân bổ nguyên liệu theo yêu cầu lệnh sản xuất đến các bộ phận liên quan. Theo kế hoạch, các bộ phận thực hiện sản xuất đảm bảo số lượng và thời hạn đề ra. Quản lý sẽ theo dõi tiến độ và điều chỉnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
7. Nhận hàng và kiểm tra sản phẩm
Quản lý nhận hàng từ bộ phận sản xuất hoặc đơn vị gia công bên ngoài và tiến hành kiểm tra theo các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
8. Hoàn thành quy trình sản xuất
Ví dụ quy trình sản xuất – minh hoạt 1 số quy trình sản xuất theo ngành
Về cơ bản, mỗi quy trình sản xuất sẽ có những đặc thù riêng, nó tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của từng doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu quy trình sản xuất trong 2 ngành công nghiệp khác nhau:
>> Xem thêm: Những công đoạn cốt lõi trong quy trình sản xuất chip bán dẫn
>>> Xem qua: Sự thật về quy trình sản xuất giấy
Kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) là quá trình đánh giá, kiểm tra và đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Mục tiêu chính của kiểm soát chất lượng là đảm bảo sản phẩm không có lỗi và đạt chất lượng mong muốn, nhằm đem lại sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng.
Các phương pháp phổ biến hỗ trợ kiểm soát chất lượng:
– Kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC): Là phương pháp giám sát và kiểm soát chất lượng qua việc theo dõi dữ liệu sản xuất. SPC giúp nhà quản lý phát hiện và xử lý các vấn đề ngay trong quá trình sản xuất, ngăn ngừa lỗi sản phẩm trước khi xuất xưởng.
– Phương pháp Six Sigma: Sử dụng 5 nguyên tắc chính để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và không có lỗi.
– Phương pháp 5S: Gồm 5 tiêu chí: sắp xếp (Seiri), sạch sẽ (Seiton), sáng tỏ (Seiso), sẵn sàng (Seiketsu) và kỷ luật (Shitsuke). 5S giúp tăng năng suất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Phương pháp Kaizen: Là phương pháp cải tiến liên tục nhằm nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Kaizen tập trung vào việc phát hiện và giải quyết vấn đề để tối ưu năng suất và giảm lãng phí.
Lợi ích của kiểm soát chất lượng trong sản xuất
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
– Gia tăng sự trung thành từ khách hàng.
– Duy trì và phát triển tệp khách hàng ổn định.
– Được khách hàng giới thiệu thêm khách hàng mới.
– Duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường.
– Cải thiện độ an toàn và giảm thiểu rủi ro nợ.
– Đóng góp tích cực vào việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Trên đây là từng bước xây dựng mẫu quy trình sản xuất hiện đại mà PMS Việt Nam đa cung cấp cho bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ đem nhiều thông tin hữu ích đến cho bạn.
Qúy khách hàng muốn tối ưu hóa quy trình sản xuất cho doanh nghiệp bằng các loại máy móc hiện đại như: máy đóng gói , máy chiết rót, máy dán nhãn,…, vui lòng liên hệ PMS để được tư vấn chi tiết nhất !