Sữa đặc có đường không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn mà còn là một món ăn yêu thích đối với nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng quy trình sản xuất sữa đặc có đường là một quá trình sản xuất đòi hỏi sự chính xác cao. Trong bài viết này, PMS sẽ cùng các bạn khám phá từng bước trong quy trình sản xuất loại sữa này nhé !
Mục lục bài viết
Lợi ích của sữa đặc có đường
Sữa đặc là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi kết hợp với đường, nó có độ sánh mịn đặc trưng. Đây cũng là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, từ pha chế đồ uống đến làm bánh. Nhưng để tạo ra một lon sữa đặc thơm ngon, quy trình sản xuất sữa đặc có đường phải tuân thủ theo quy định an toàn thực phẩm.
Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của sữa đặc có đường:
Nguồn dinh dưỡng dồi dào
Cung cấp một lượng protein hỗ trợ xây dựng và phục hồi cơ bắp cho người sử dụng, ngoài ra trong sữa đặc còn có canxi giúp cho xương và răng chắc khỏe và một số vitamin B2, B12,… hỗ trợ chức năng não bộ và tăng cường trao đổi chất.
Linh hoạt trong chế biến thực phẩm
Sữa đặc là nguồn nguyên liệu chính trong các món thức uống hàng ngày như cà phê sữa, trà sữa hoặc sinh tố,… Ngoài ra sữa đặc giúp các loại bánh có độ ngọt và béo cho bánh flam, bánh ngọt và các loại bánh khác nói chung. Một món ăn của người Việt Nam hay ăn với sữa đặc, đó là bánh mì không chấm sữa, một loại thực phẩm phổ biến có thể ăn vặt hoặc ăn như bữa ăn hàng ngày cho người lao động.
Thời gian bảo quản lâu
Nhờ hàm lượng đường cao và quy trình sản xuất cô đặc, sữa đặc có đường có thể được bảo quản trong bảo quản trong thời gian dài mà không cần tủ lạnh ( khi chưa mở nắp ), nhờ vào điều này sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng dự trữ và sử dụng khi cần.
Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng
Sữa đặc có đường thường có giá thành thấp hơn nhiều loại sữa khác, phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng. Là lựa chọn phổ biến trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt cho các món ăn sáng hoặc pha chế đồ uống.
Phù hợp với trẻ em và người cần tăng cân
Sữa đặc có đường giàu năng lượng và chất béo, là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ nhỏ hoặc người gầy muốn tăng cân.Khi kết hợp với các thực phẩm khác như bột ngũ cốc hoặc trái cây, sữa đặc giúp tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất sữa đặc có đường
-
Bột sữa gầy
Đây là nguyên liệu chính thường được sử dụng trong quy trình sản xuất sữa đặc. Bột sữa gầy cần đảm bảo dễ hòa tan trong nước, giữ được mùi vị đặc trưng và cung cấp đầy đủ giá trị dinh dưỡng.
-
Sữa tươi
Sữa tươi dùng để chế biến sữa đặc có đường phải đạt chất lượng tiêu chuẩn, không bị vón cục hay tách váng, và không chứa tạp chất. Sữa cần có màu sắc, mùi vị tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi.
-
Dầu bơ
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà dầu, bơ hoặc cả hai sẽ được bổ sung. Dầu bơ trước khi sử dụng phải đạt tiêu chuẩn về độ ẩm, hàm lượng béo, chỉ số xà phòng hóa, và chỉ số peroxyt. Dầu có dạng sệt ở nhiệt độ thường, màu sắc từ vàng kem nhạt đến vàng kem đậm và mùi thơm đặc trưng.
-
Đường
Đường không chỉ tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm mà còn giúp tạo áp suất thẩm thấu cao, từ đó hạn chế sự phát triển của vi sinh vật trong sữa đặc.
-
Nước và các nguyên liệu khác
Nước sử dụng trong sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn về pH và độ cứng. Nếu độ cứng quá cao sẽ làm mất cân bằng muối trong dung dịch sữa hoàn nguyên, gây ra phản ứng không mong muốn trong quá trình thanh trùng.
Một số nguyên liệu bổ sung có thể được sử dụng, bao gồm: Bột whey, Lactose, Lecithin và chất ổn định
Quy trình sản xuất sữa đặc có đường
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính để sản xuất sữa đặc có đường là sữa tươi lấy trực tiếp từ bò được chăn nuôi trong trang trại. Ngoài ra, cần chuẩn bị các nguyên liệu khác như sữa bột gầy, đường, dầu bơ, nước, chất ổn định, bột whey, lecithin,…
Bước 2: Xử lý và tiêu chuẩn hóa nguyên liệu
Sữa tươi được đưa qua máy ly tâm để tách bớt các thành phần không cần thiết và tiêu chuẩn hóa độ béo của sữa theo yêu cầu của sản phẩm sữa đặc thành phẩm.
Bước 3: Thanh trùng lần 1
Sữa tươi được tiến hành thanh trùng lần đầu bằng hầm thanh trùng để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Quá trình này thường được thực hiện ở mức nhiệt độ dao động từ khoảng 85 – 90 độ C trong vòng vài giây.
Bước 4: Bổ sung đường
Đường được thêm vào sữa tươi với tỷ lệ nhất định để tạo ra hỗn hợp sữa và đường. Đường không chỉ tạo vị ngọt mà còn giúp bảo quản sữa được lâu.
Bước 5: Cô đặc hỗn hợp đường sữa
Hỗn hợp đường sữa được đưa vào các thiết bị cô đặc chân không chuyên dụng để tiến hành cô đặc. Quá trình này diễn ra ở mức nhiệt độ thấp và mức áp suất giảm để loại bỏ nước có trong hỗn hợp mà không làm ảnh hưởng hoặc mất đi các dưỡng chất quan trọng.
Bước 6: Đồng hóa hỗn hợp
Sữa đặc sau khi cô đặc sẽ được đưa thiết bị đồng hóa nhằm mục đích phá vỡ các phân tử chất béo, giúp sữa đặc có đường có độ mịn màng, đồng đều và không bị tách lớp trong quá trình bảo quản.
Bước 7: Thanh trùng lần hai
Sữa đặc có đường sẽ được đưa đi thanh trùng lần hai để đảm bảo an toàn vệ sinh và tăng thời gian bảo quản sữa lên.
Bước 8: Làm nguội và ổn định sữa
Sữa đặc có đường sau khi thanh trùng lần hai xong sẽ được làm nguội nhanh chóng để giữ được chất lượng và ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của các loại vi sinh vật. Sau đó sữa được để ổn định trong một thời gian ngắn để đảm bảo đồng nhất và đạt được các đặc tính vật lý như mong muốn.
Bước 9: Chiết rót sữa đặc có đường vào bao bì
Sữa đặc có đường sau khi làm nguội, ổn định xong sẽ được chiết vào các bao bì như hộp thiếc, chai thủy tinh, hoặc bao bì nhựa bằng máy chiết rót sữa tự động, máy chiết rót hiện đại được thiết kế với công nghệ tự động, giúp tăng tốc độ sản xuất và giảm thiểu sai số, ngoài ra bồn chứa liệu còn được thiết kế thêm pittong để nạp liệu chiết rót sữa đặc nhanh hơn.
Bước 10: Kiểm tra chất lượng và phân phối
Sữa đặc có đường sau khi đóng gói xong sẽ được kiểm tra chất lượng cuối cùng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, độ đặc, độ ngọt, và không có lỗi về bao bì.
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được lưu trữ trong kho ở nhiệt độ thích hợp để giữ được chất lượng trong thời gian dài. Sau đó sẽ được phân phối đến các nhà bán lẻ, siêu thị, hoặc xuất khẩu ra nước ngoài tùy theo yêu cầu của thị trường.
Kết luận
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ và các thiết bị chiết rót các nhà sản xuất có thể tạo ra những sản phẩm sữa đặc chất lượng, an toàn và đáp ứng nhu cầu người dùng. Việc chú trọng vào chất lượng trong từng giai đoạn sản xuất không chỉ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại giá trị cho sức khỏe cộng đồng.
Để tối ưu được chi phí sản xuất cho doanh nghiệp của bạn liên hệ ngay PMS Việt Nam để sở hữu cho mình các loại thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại nhất !