Các Quy Định Về Tem Nhãn Hàng Hóa Xuất Khẩu Hiện Nay

Đăng bởi: AdminVào: 20 Tháng Ba,2023

Để có thể thông qua lực lượng hải quan và xuất khẩu hàng hóa một cách hợp pháp, thuận lợi nhất thì người bán hàng phải nắm rõ các quy định về tem nhãn hàng hóa xuất khẩu. Cùng PMS Việt Nam tìm hiểu cụ thể về các quy định này trong bài viết dưới đây.

Vì sao phải làm tem nhãn hàng hóa xuất khẩu?

Làm tem nhãn hàng hóa xuất khẩu đúng theo quy định của pháp luật sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, quản lý độ an toàn và chất lượng của hàng hóa. Đồng thời giúp chống các hình thức gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả. Nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, nhãn mác hàng hóa còn là yêu cầu bắt buộc từ phía người tiêu dùng. Người dùng cần được biết các thông tin liên quan đến sản phẩm mà mình mua để sử dụng. Từ đó đưa ra đánh giá, nhận biết và lựa chọn loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, mục đích sử dụng của mình.

Bên cạnh đó, nhãn mác còn là hình ảnh của công ty và thương hiệu của sản phẩm. Nhãn mác hàng hóa giúp nhà sản xuất có thể quảng bá, tăng mức độ nhận diện của thương hiệu một cách đơn giản và hiệu quả.

Nội dung tiếp theo trong bài viết sẽ cung cấp các thông tin cụ thể để bạn có thể nắm rõ hơn quy định về tem nhãn xuất khẩu hàng hóa hiện nay.

vì sao phải có tem nhãn hàng hóa xuất khẩu

Những quy định về nhãn mác hàng hóa xuất khẩu

Căn cứ vào Nghị định số 43 về nhãn hàng hóa ngày 14/04/2017 của Chính phủ, gồm các quy định sau:

Các loại hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43

  • Hàng hóa tạm nhập để tái xuất thị trường; Hàng hóa tạm nhập để tham gia các hội chợ mua bán, triển lãm sau đó tái xuất; Các hàng hóa quá cảnh hay hàng hóa chuyển khẩu; Hàng hóa trung chuyển;
  • Hành lý của người xuất cảnh hoặc nhập cảnh; Tài sản di chuyển;
  • Hàng hóa là chất lỏng, xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG), xi măng rời không có bao bì thương phẩm được chứa trong container, xitec;
  • Những hàng hóa đã qua sử dụng;
  • Hàng hóa trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng; Hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa dùng trong các trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục dịch bệnh, thiên tai; Phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt, đường không.

Xem thêm: 

Vị trí của tem nhãn hàng hóa

Theo quy định về nhãn hàng hóa xuất khẩu, vị trí nhãn mác phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Nhãn mác hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa tại vị trí khi quan sát có thể nhận biết được một cách dễ dàng và đầy đủ các nội dung theo quy định của nhãn mà không cần phải tháo rời các chi tiết, các bộ phận của hàng hóa.
  • Đối với trường hợp không được hay không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài cần phải có nhãn mác và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.

Nhằm đảm bảo vị trí dán nhãn là chính xác cũng như chất lượng dán nhãn không bị hở, bong tróc thì các doanh nghiệp thường sử dụng máy dán nhãn tự động.

Một số điểm liên quan đến nhãn của hàng hóa xuất khẩu

Một số điểm liên quan đến nhãn của hàng hóa xuất khẩu như sau:

  • Đối với xuất xứ của hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tự xác định và thể hiện xuất xứ đối với hàng hóa của mình ,tuy nhiên phải bảo đảm chính xác, tuân thủ quy định của pháp luật về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hoặc những Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. 
  • Tên hàng hóa phải được đặt ở vị trí dễ thấy và dễ đọc. Kích thước chữ viết tên hàng hóa phải lớn nhất so với tất cả các nội dung bắt buộc khác trên nhãn mác hàng hóa. Tên của hàng hóa không được gây hiểu sai lệch về bản chất, thành phần và công dụng của hàng hóa.
  • Màu sắc của chữ, hình vẽ, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng, chính xác. Đối với các nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ và chữ số cần phải có màu sắc tương phản với màu nền của tem nhãn hàng hóa.
  • Trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được hoặc bị vận chuyển trả lại thì khi đưa ra lưu thông trên thị trường các tổ chức, cá nhân phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật.
  • Các loại hàng hóa không phải ghi nhãn phụ gồm: Linh kiện nhập khẩu để dùng thay thế những linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa đó (không bán ra thị trường); Nguyên liệu, các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến hay linh kiện nhập khẩu không bán ra thị trường.
  • Tên riêng của tổ chức, cá nhân, địa danh trên nhãn hàng hóa không được ghi tắt.

quy định về tem nhãn hàng hóa xuất khẩu

Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên tem nhãn hàng hóa

Quy định về nhãn mác hàng hóa xuất khẩu cần phải thể hiện các nội dung bắt buộc sau:

  • Tên của hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ chính xác của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ của hàng hóa;
  • Những nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định cụ thể tại Phụ lục I của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

(Nguồn: Căn cứ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa)

Trên đây là bài viết của PMS Việt Nam đã chia sẻ đến bạn thông tin các quy định về tem nhãn hàng hóa xuất khẩu hiện nay. Nếu bạn cần được tư vấn về các loại máy dán nhãn hoặc thiết kế dây chuyền sản xuất tự động hóa thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0941 423 743

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & KỸ THUẬT PMS VIỆT NAM

  • Địa chỉ văn phòng: Tầng 3, Tòa Nhà Betrimex, 512 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02866534492
  • Hotline: 0941 423 743
  • Fanpage: PMS Việt Nam
  • Youtube: PMS Việt Nam
  • Email: info@pms-vietnam.com