Quy trình sản xuất gỗ đạt chuẩn

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 24 Tháng Mười,2024

Gỗ, một loại vật liệu quen thuộc với nhiều người. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, hành trình từ những thân cây sừng sững trong rừng sâu đến những món đồ nội thất tinh tế, những công trình kiến trúc đồ sộ diễn ra như thế nào? Cùng PMS Việt Nam khám phá quy trình sản xuất gỗ, một quy trình sản xuất cầu kỳ và phức tạp ra sao. 

Quy trình sản xuất gỗ

Trong quy trình sản xuất gỗ, có gì đặc biệt ?

Quy trình sản xuất gỗ là quá trình chuyển đổi gỗ thô thành sản phẩm có hình dạng và giá trị kinh tế, với mỗi loại gỗ có đặc điểm riêng và yêu cầu các bước gia công, bảo quản riêng biệt.

Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên

Sơ chế gỗ tự nhiên là bước cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm nội thất cuối cùng. Quy trình này bao gồm ba bước chính:

  • Bước 1: Xẻ gỗ
    Ở giai đoạn này, các khối gỗ lớn được xẻ thành các thanh hoặc tấm gỗ với nhiều kích thước khác nhau theo tiêu chuẩn yêu cầu.
  • Bước 2: Sấy gỗ
    Trước khi sấy, gỗ được tẩm hóa chất chống mối mọt và sau đó đưa vào lò sấy hơi nước (tùy thuộc vào quy cách của từng cơ sở). Hai phương pháp sấy phổ biến là phơi nắng và sử dụng lò sấy nhiệt. Quá trình này phải đảm bảo nhiệt độ chuẩn để tránh hiện tượng cong vênh, nứt nẻ.
  • Bước 3: Lọc gỗ
    Sau khi sấy, gỗ được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn về độ mịn, độ rắn chắc, đường vân đẹp, không cong vênh, màu sắc tự nhiên và độ nứt rạn. Ở bước này, cần duy trì mức ẩm an toàn để sản phẩm không bị hồi ẩm, giữ nguyên chất lượng.

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp hay gỗ nhân tạo được tạo ra từ sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ, kết hợp với các chất kết dính để tạo thành tấm gỗ lớn. Quy trình sản xuất có thể khác nhau tùy thuộc vào loại gỗ công nghiệp.

Quy trình sản xuất dăm gỗ

Dăm gỗ là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu trong sản xuất giấy, ván gỗ công nghiệp (như ván dăm) hoặc làm chất đốt sinh học. Dăm gỗ được sản xuất từ các phần gỗ thừa, cành cây hoặc thân gỗ không đạt chuẩn. Quy trình sản xuất dăm gỗ bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Khai thác và thu gom nguyên liệu gỗ

Gỗ dùng để sản xuất dăm thường là gỗ bạch đàn, keo, thông,… hoặc các loại gỗ thải từ quá trình cắt tỉa cành, thân cây gỗ không đạt chất lượng. Sau khi được khai thác sẽ được thu gom và vận chuyển đến nhà máy chế biến.

Bước 2: Sơ chế và băm gỗ thành dăm 

Quá trình sơ chế bao gồm loại bỏ vỏ cây, bụi bẩn và các tạp chất khác để đảm bảo dăm gỗ đạt chất lượng tốt nhất khi băm. Các đoạn gỗ sau khi sơ chế được đưa vào máy băm để cắt thành các mảnh dăm nhỏ. Máy băm gỗ là thiết bị chính trong quy trình này, với lưỡi dao quay nhanh để cắt gỗ thành dăm đều và nhỏ có kích thước từ 20-50mm tùy yêu cầu.

Bước 3: Phân loại và sấy khô

Sau khi băm, dăm gỗ sẽ được sàng lọc để phân loại kích thước. Dăm gỗ đạt tiêu chuẩn được đưa sang công đoạn tiếp theo, trong khi dăm gỗ quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ được tái băm hoặc loại bỏ. Dăm gỗ sau khi phân loại sẽ được đưa vào hệ thống sấy để giảm độ ẩm. Quá trình sấy giúp dăm gỗ đạt độ ẩm lý tưởng (thường từ 10-15%) để dễ bảo quản, vận chuyển, hoặc phục vụ cho các quy trình sản xuất tiếp theo như làm giấy, ván dăm, hoặc làm chất đốt.

Quy trình sản xuất gỗ ván ép

Khác với gỗ ván ép mùn cưa, loại gỗ này được tạo ra từ các tấm gỗ mỏng để đạt được độ dày cố định. Dưới đây là một số giai đoạn và các bước trong quá trình sản xuất gỗ ván ép.

Bước 1: Khai thác và lựa chọn gỗ

Trong bước đầu tiên, các loại gỗ thích hợp được lựa chọn để sản xuất, chẳng hạn như gỗ lá kim hoặc lá rộng. Sau đó, gỗ được sơ chế bằng cách chỉ giữ lại thân gỗ và chuyển về nhà máy.

Bước 2: Sơ chế gỗ

Khi đã mang về thân gỗ, gỗ được ngâm nước trong một khoảng thời gian nhất định để dễ dàng tách lớp vỏ và giúp cho quá trình cắt lát trở nên thuận tiện hơn.

Bước 3: Sản xuất gỗ

Sản phẩm gỗ công nghiệp sau khi hoàn thành có thể được sử dụng làm sàn gỗ hoặc các loại đồ nội thất khác. Các sản phẩm này cần đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền chống va đập, chỉ số formaldehyde, khả năng chống cháy và chịu nhiệt.

Lưu ý nhỏ khi sử dụng gỗ ván ép

So với gỗ mùn cưa, gỗ ván ép có độ bền cao hơn. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản tốt, gỗ ván ép có thể bị phồng rộp, mốc hoặc nứt khi tiếp xúc với độ ẩm hoặc nhiệt độ cao. Loại gỗ này có khả năng chịu ẩm và chịu nước khá thấp, do đó trong quá trình vận chuyển cần thực hiện cẩn thận để tránh làm trầy xước lớp sơn bảo vệ, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Và để tăng khả năng chống va đập, nhà sản xuất sẽ sử dụng máy bọc màng co tự động để bảo vệ sản phẩm tốt hơn trong quá trình vận chuyển.

>>> Xem thêm: Máy bọc màng cho gỗ ván ép

Tiêu chuẩn sản xuất gỗ đạt chuẩn

Đối với gỗ nội thất xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ, việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng là rất quan trọng. Một số tiêu chuẩn bao gồm:

  • Độ bền của sản phẩm
  • Khả năng chịu lửa
  • Bảo vệ môi trường, sức khỏe và vệ sinh
  • An toàn khi sử dụng
  • Chống ồn
  • Giữ nhiệt
  • Chống ẩm mốc
  • Chống thấm nước

Những tiêu chuẩn này giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn sẽ giúp bạn hiểu đúng về rõ về quy trình sản xuất gỗ. Nếu có thắc mắc gì về bài viết, bạn có thể để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp một cách sớm nhất. Hoặc có nhu cầu về các thiết bị máy móc như máy dán nhãnmáy đóng gói, có thể tham khảo qua PMS Việt Nam!