Bật mí quy trình sản xuất hàng hóa quần áo may mặc

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 3 Tháng Mười,2024

Đối với nhà sản xuất trong lĩnh vực thời trang, may mặc, việc hiểu rõ về quá trình để cho ra một thành phẩm là vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề để công ty phát triển và tiếp nhận nhiều đơn hàng lớn trong tương lai. Quản lý tốt và chỉnh chu trong mọi khâu của quá trình sản xuất may mặc giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả và đảm bảo tính sáng tạo phù hợp với tầm nhìn của bạn. Hãy cùng PMS Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên. 

Quy trình sản xuất may mặc

Quy trình sản xuất may mặc

Quy trình sản xuất may mặc là gì?

Quy trình sản xuất may mặc là một chuỗi phức tạp, từ việc biến nguyên liệu thô thành các tác phẩm hoàn chỉnh là cả một quy trình hoạt động của nhiều bước. Mỗi khâu đều có vai trò quan trọng để tạo nên một sản phẩm cuối cùng. 

Các quy trình cần hoạt động một cách chặt chẽ với nhau nhằm tạo nên sự liên kết chặt chẽ giúp việc sản xuất quần áo ra đúng thị trường về mặt thời gian và chất lượng. 

Chi tiết quy trình sản xuất hàng may mặc 

Các bước cụ thể để thiết lập nên một quy  trình sản xuất quần áo cụ thể như sau: 

Bước 1: Bước chuẩn bị

Đây  là bước đầu và là bước then chốt trong toàn bộ quy trình sản xuất hàng may mặc. Để đảm bảo sản phẩm khi hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tốt nhất thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng nguyên vật liệu là không thể thiếu. 

Các bước trong giai đoạn này bao gồm: Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, xác nhận lại mẫu thiết kế, kiểm tra máy móc đảm bảo độ ổn định. 

Bước 2: Phác thảo sơ đồ, rập khuôn 

Bước lên sơ đồ là bước tạo ra bản gốc cho sản phẩm, xác định cách sắp xếp các chi tiết trên vải để tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu. Từ sơ đồ, ta có thể tính toán chính xác lượng vải cần thiết cho sản xuất.

Công việc này đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm dày dặn trong bản mẫu thiết kế và có thể thực hiện dựa trên 2 phương án khác nhau: 

Rập tay: Làm theo cách truyền thống dùng bút thước để phác họa bản thiết kế trên mẫu vải

Rập máy:  Sử dụng phần mềm chuyên dụng để đơn giản hóa các chi tiết mà mẫu vẽ. 

Bước 3: Cắt vải tạo sản phẩm 

Các thợ may sau khi nhận phác thảo về thiết kế sẽ tiến hành cắt chi tiết từng bộ phận. Chúng tôi có đề cập yếu tố kiểm tra chất lượng đầu vào về nguyên vật liệu như trong bản kế hoạch phía trên. Kích thước của tấm vải được chọn dựa trên sơ đồ để đảm bảo độ chính xác. Ngoài ra, vải cần được trải thành nhiều lớp, số lượng lớp phụ thuộc vào tính toán từ sơ đồ.

Tiếp theo là bước cắt vải, cần sự chính xác và tỉ mỉ để đạt đến chất lượng tuyệt đối. Với những đơn hàng mang tính thương mại hoặc có yêu cầu cao về tính hoàn hảo  một miếng vải lỗi cũng cần loại bỏ. 

Bước 4: Tiến hành may thành phẩm 

Một điều khá đặc biệt, các bộ phận riêng biệt như cổ tay, thân áo, cổ áo….được các nhóm thợ riêng hoàn thành, sau đó các bộ phận được ghép nối với nhau để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. 

Hiện nay, có ba phương pháp may chính được áp dụng:

  • May vắt sổ (may móc xích): Đây là phương pháp may truyền thống, sử dụng móc xích để nối các đoạn vải lại với nhau. Phương pháp này thường được sử dụng trong may mặc gia đình hàng ngày.
  • May móc xích kép: Phương pháp này kết hợp sử dụng một mũi kim và một mũi móc để tạo ra đường may. Kết quả là sản phẩm có độ bền cao hơn và đường may chắc chắn hơn so với may vắt sổ đơn giản.
  • May móc xích đơn: Sử dụng một mũi kim với một sợi chỉ để tạo đường may dưới dạng vòng xích. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo độ chắc chắn và dễ gây sút chỉ so với may móc xích kép.

Bước 5: Ủi sản phẩm 

Ủi sản phẩm nhằm tăng độ phẳng mịn, trong bất kể quy trình sản xuất vải hay quần áo. Không giống như khi chúng ta là mịn quần áo tại nhà, nhiệt độ cần phù hợp để tránh hư hại hay cháy rút 

Trong quá trình sản xuất quần áo, có nhiều phương pháp ủi khác nhau được áp dụng:

  • Ủi thiết kế: Dùng để tạo các nếp gấp, phồng hoặc điểm nhấn cụ thể trên sản phẩm, giúp nổi bật thiết kế.
  • Ủi phẳng: Loại bỏ những nếp nhăn xuất hiện trong quá trình may để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện mịn màng.
  • Ủi sau khi may: Áp dụng cho sản phẩm đã được may xong toàn bộ, giúp sản phẩm trông chuyên nghiệp và sắc nét hơn.
  • Ủi bán thành phẩm: Tiến hành ủi vải sau khi đã cắt và trước khi bắt đầu quá trình may, giúp dễ dàng hơn trong việc xử lý và may móc.
  • Ủi tạo kiểu dáng : Thực hiện sau khi sản phẩm đã hoàn thành, nhằm tạo và duy trì kiểu dáng mong muốn của sản phẩm.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm 

Bước kiểm tra cuối cùng trước khi đóng gói và xuất kho là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Tới giai đoạn này, tùy vào yêu cầu đã đặt ra trước đó để xác nhận lại và kiểm tra lại tổng thể nhằm đáp ứng tiêu chí của đơn đặt hàng chúng bao gồm màu sắc, chất liệu, kích thước, tỉ mỉ đến tận đường kim mũi chỉ. 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu máy dò kim ngành may mặc

Bước 7: Đóng gói và xuất kho

Các sản phẩm sau khi hoàn tất sẽ đem đến giai đoạn đóng gói, tại đây thành phẩm được gắn thêm tag name chứa tên thương hiệu, chất liệu, … sau đó đóng vào các loại bao bì và xuất kho đưa đến tay người tiêu dùng. Đây là bước quan trọng trong quy trình, quyết định tính chuyên nghiệp và uy tín thương hiệu của khách hàng. 

Các máy phù hợp để đóng gói quần áo may mặc mà PMS cung cấp như:

Sơ đồ quy trình sản xuất may mặc   

Sơ đồ quy trình sản xuất may mặc

 

Sản xuất quần áo cần tuân thủ quy trình để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, chi tiết của từng quy trình, ví dụ như quy trình sản xuất áo hay quy trình sản xuất quần jeans có thể khác nhau tùy thuộc vào kế hoạch của mỗi doanh nghiệp, do đó không có một quy trình chuẩn mực hoàn toàn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các tổ chức và doanh nghiệp nên thiết lập một quy trình sản xuất phù hợp và hiệu quả nhất cho mình. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các loại máy đóng gói, máy dán nhãn công nghiệp hãy tham khảo PMS Việt Nam để hiểu thêm.