Yến sào, một sản phẩm được coi là “thần dược” với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, để đến tay người tiêu dùng, yến sào phải trải qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt và tỉ mỉ. Trong bài viết này, PMS sẽ chia sẻ một số thông tin chính của quy trình sản xuất yến sào mà chúng tôi đúc kết được.
Mục lục bài viết
Quy trình sản xuất yến xào
Bước 1: Kiểm tra chất lượng tổ yến thô
Quy trình sản xuất yến sào bắt đầu với việc kiểm tra chất lượng tổ yến thô sau khi thu hoạch. Tổ yến được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm đảo, động yến tự nhiên và nuôi tại nhà. Sau khi được khai thác, tổ yến được vận chuyển cẩn thận về cơ sở sản xuất để hạn chế nứt vỡ do di chuyển.
Tại cơ sở sản xuất, tổ yến được phân loại dựa trên các tiêu chí từ đơn giản đến phức tạp. Phân loại yến theo độ dày, màu sắc của yến là những công đoạn đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Sau đó đến bước phân loại dựa vào lượng tạp chất có trong tổ yến. Quá trình này cần sự quan sát tỉ mỉ và sự tinh ý khi quan sát các thành phần có trên tổ yến.
Bước 2: Làm sạch tổ yến và chuẩn bị sơ chế
Sau khi được phân loại, tổ yến được làm sạch và chuẩn bị sơ chế. Đây là bước quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Tổ yến được loại bỏ bụi bẩn bên ngoài và các tạp chất dễ lấy ra trong trạng thái khô.
Bước 3: Sơ chế tổ yến
Sau khi được làm sạch sơ, quy trình sản xuất yến xào bước vào giai đoạn kỳ công nhất. Yến sào thô được ngâm trong nước lạnh cho đến khi sợi yến tơi ra và mềm hơn. Tuỳ vào độ khô và độ dày của sợi yến mà thời gian ngâm kéo dài tương ứng.
Để loại bỏ lông chim, yến được sàng qua nước và rây lọc nhiều lần. Sau đó các sợi lông chim không loại bỏ được bằng lọc qua rây thì phải nhặt thủ công.
Bước 4: Loại bỏ tạp chất và làm sạch yến sào
Trong quy trình sản xuất yến sào, bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì nhất. Sau khi được sơ chế, người làm yến tiến hành loại bỏ tạp chất thủ công. Từng chiếc lông tơ nhỏ đến các loại cặn, bụi đều được yêu cầu gắp sạch khỏi sợi yến nhằm đảm bảo chất lượng và hương vị yến tốt nhất.
Bước 5: Ép khuôn và sấy khô
Để cung cấp ra thị trường, yến cần được sấy khô và ép thành khuôn. Sau khi làm sạch, yến được mang đi ép vào khuôn để tạo thành tổ như hình dạng ban đầu. Đó là lý do tai yến tinh chế thường nguyên vẹn, không bị sứt mẻ.
Quá trình sấy khô kéo dài trong vòng 12 đến 19 tiếng. Nhiệt độ sấy không quán 75 độ C. Nhờ vậy mà hương vị và dưỡng chất của tổ yến ít bị hao hụt.
Đối với quy trình sản xuất yến hũ, nước yến sẽ có thêm các bước khác nhau tùy theo công thức riêng của từng nhà sản xuất nhưng gồm các bước như sau:
- Chiết rót yến vào hũ/lon ( Có thể sử dụng máy chiết rót tự động)
- Đóng nắp hũ, viền mí lon (Có thể sử dụng máy đóng nắp)
- Thanh trùng và hấp yến
- Bước cuối cùng sẽ là đóng gói thành phẩm
Quy cách đóng gói và bảo quan yến xào
Quy cách đóng gói yến xào
Các vật liệu thường được sử dụng bao gồm thủy tinh, nhựa PP, hộp giấy cao cấp,… đảm bảo các tiêu chí sau:
- Không chứa các chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Không phản ứng với yến sào, tránh làm biến đổi chất lượng sản phẩm.
- Có khả năng chống ẩm và kín khí, giúp yến sào được bảo quản lâu dài.
- Thường được thiết kế với phong cách sang trọng, thẩm mỹ, phù hợp với phân khúc sản phẩm cao cấp.
Bảo quản yến xào như thế nào?
- Yến sào đã được đóng gói cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Nhiệt độ phòng thường là điều kiện lý tưởng để bảo quản yến sào hoàn thiện.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ tình trạng sản phẩm trong các hộp hoặc lọ đựng, đảm bảo không có dấu hiệu hư hỏng hay ẩm mốc.
Quy trình sản xuất yến sào là một quá trình nghiêm ngặt và tỉ mỉ. Từ việc kiểm tra chất lượng tổ yến thô đến việc làm sạch, sơ chế, loại bỏ tạp chất và ép khuôn, mỗi bước đều đòi hỏi sự quan tâm và khéo léo. Hi vọng các bạn có thể hiểu thêm về quy trình sản xuất yến xào thông qua bài viết của PMS Việt Nam.