Tìm hiểu chi tiết quy trình sản xuất chả lụa từ A-Z

Đăng bởi: PMS Việt NamVào: 26 Tháng Chín,2024

Chả lụa, món ngon truyền thống đậm đà hương vị Việt, đã trở thành một phần không thể thiếu trong các dịp lễ tết của dân ta. Có thể nói, đây là một sự kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị để tạo nên một món ăn mang giá trị dinh dưỡng và tinh thần cao. 

Tuy nhiên, để thưởng thức trọn vẹn hương vị và yên tâm về chất lượng, người tiêu dùng cần hiểu rõ về quy trình sản xuất chả lụa. PMS Việt Nam  sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá quy trình làm chả lụa thơm ngon theo một cách dễ hiểu nhất. 

Quy trình sản xuất chả lụa 

Quy trình sản xuất chả lụa

Nguyên liệu cần có trong quy trình sản xuất chả lụa

Nguyên liệu cần có

Lưu ý rằng, để tạo một thành phẩm cuối cùng trong quy trình sản xuất giò lụa thơm ngon, nguyên liệu đầu vào là thứ quan trọng nhất cần được tuyển chọn kỹ càng. Thịt phải thật tươi mới, các phụ liệu đi kèm không được xấu hay để lâu ngày. Thực phẩm bao gồm: 

  • Thịt đùi heo hoặc thịt hông
  • Mỡ heo 
  • Da heo
  • Gia vị: Mắm muối, bột ngọt, tiêu, đường…
  • Lá chuối, dây lạt 
  • Nước đá

Dụng cụ cần có

  • Thớt, rổ, dao, thau hoặc mâm lớn, tô, chén,…
  • Máy xay thịt thô
  • Máy xay thịt nhuyễn
  • Cái cân
  • Tủ đông
  • Nồi hấp chả lụa

Quy trình sản xuất chả lụa 

Sự đa dạng trong từng vùng miền khiến cho mỗi cơ sở sản xuất chả lụa có những quy định riêng về cách nấu. Ta có thể ngầm hiểu đó là bí quyết gia truyền để khẳng định thương hiệu cũng như giúp giữ chân khách hàng. Nhưng nhìn chung, quy trình sẽ có các bước tiêu chuẩn như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

  • Phần thịt tốt nhất nên lấy tại ngay lò mổ, vì khi đó thịt ở trạng thái tươi ngon nhất, sản phẩm làm ra khiến giò lụa thơm ngon, dẻo dai hơn. Khi mua về, cắt bỏ mỡ, da gân thừa sau đó xắt nhỏ để dễ xay. Làm tương tự với mỡ heo. 
  • Ủ lạnh hai thành phần thịt vào mỡ vào ngăn đông tủ lạnh 1 tiếng, cho đến khi nguyên liệu bắt đầu đông và có hiện tượng xuất hiện đá nhỏ li ti. 

Lý do để giảm tải nhiệt, thịt khi xay ở nhiệt độ thường với công suất cao thường xảy ra ma sát dễ dẫn đến việc thành quả kém dai và bị bở. Việc cấp lạnh sẽ làm đông các tế bào mỡ có trong thịt, từ đó xay nhuyễn dễ dàng hơn, và cũng dai ngon hơn. 

Bước 2: Xay thịt

  • Lấy thịt và mỡ bỏ vào máy xay, tốc độ từ chậm tới nhanh. Có thể chia thành 2 hoặc 3 lần để xay. 
  • Chú ý nhiệt độ lúc xay, luôn đảm bảo cối xay đủ lạnh duy trì bằng việc thêm đá vào.
  • Thêm các gia vị đã pha chế sẵn cho vào.

Bước 3: Quết chả 

  • Công đoạn này quan trọng, là bước để đảm bảo chả được dẻo thơm.
  • Sau khi xay xong, cho hỗn hợp thịt xay vào tô lớn, dùng tay hoặc muỗng quết đều cho đến khi thịt trở thành một khối dai, chắc và có độ bóng. Nếu hỗn hợp thịt quá khô, bạn có thể thêm một ít nước đá vào để quết. Trong trường hợp hỗn hợp thịt của bạn quá ướt, bạn có thể thêm một ít bột năng vào để quết.
  • Thời gian quết chả lý tưởng là khoảng 15 phút. Lưu ý không nên quết quá lâu vì sẽ khiến chả bị cứng thay vì dai.

Bước 4: Định hình và gói chả lụa

  • Làm sạch lá chuối, trụng sơ qua đỡ rách.
  • Cắt từng lá cho phù hợp với kích thước chả lụa
  • Thịt sau khi được chuẩn bị sẽ được đặt lên lá chuối và gói chặt thành một khối hình trụ để hỗn hợp thịt bên trong phân bố đều. Chả lụa thường được gói nhiều lớp lá chuối chặt tay để đảm bảo nước không thấm vào trong khi luộc, nếu không, thịt sẽ bị hỏng.
  • Gói chặt bằng dây lạt để đảm bảo chả không bị nứt ra khi hấp.

Bước 5: Hấp chả lụa

  • Tùy vào kích thước mà thời gian hấp khác nhau, thông thường là 1 tiếng.
  • Chả lụa chín là khi có mùi thơm, căng mọng không chảy nước, ấn nhẹ có độ đàn hồi tốt.
  • Có thể kiểm tra độ chín bằng việc lấy một cây tăm xiên vào, nếu tăm không dính thì có thể lấy ra.
  • Trong suốt quá trình luộc, nhiệt độ của nước phải được duy trì ở mức ổn định. Thông thường, để luộc chín hoàn toàn một kg chả lụa, người ta cần khoảng một giờ đồng hồ. Nếu quá trình luộc diễn ra đúng cách, chả lụa có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng một tuần.

Bước 6: Làm nguội và bảo quản

  • Để nguội hoàn toàn, bảo quản ở nơi kín và có nhiệt độ từ 0 – 4 độ C, có thể kéo dài đến 3 – 4 ngày. 
  • Khi hoàn tất, chả lụa ngon sẽ có màu trắng hồng đặc trưng cùng với một vài lỗ nhỏ li ti trên bề mặt.
  • Có thể bảo quản trong ngăn đông .
  • Tránh trường hợp rã đông bằng lò vi sóng như thế sẽ làm giò lụa bị bở. Có thể rã đông từ từ hoặc rã bằng nước. 

Mỗi phương pháp sản xuất đều có những nét đặc trưng riêng. Phương pháp sản xuất truyền thống thường mang đậm dấu ấn văn hóa, với các bí quyết và kỹ năng thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ, tạo nên sản phẩm như chả lụa với hương vị truyền thống, thơm ngon, dai và đậm đà. Phương pháp này thích hợp cho các hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ hoặc các cơ sở thủ công.

Còn với các hộ kinh doanh với số lượng lớn, có thể chọn phương pháp sản xuất tự động để hạn chế các chi như thời gian nhân công. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được các thắc mắc mà bạn đã đặt ra trước đó. 

>>> Có thể bạn chưa biết để làm ra một bịch chả lụa mang ra trưng bày sản phẩm ở siêu thị, các cửa hàng tiện lợi,… nhà sản xuất phải sử dụng Máy đóng gói túi hút chân không dạng trạm xoay để đóng gói sản phẩm với mục đích bảo quản chả lâu hơn và tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm của họ. Để hiểu rõ hơn về máy đóng gói hút chân không trạm xoay mời bạn tham khảo video dưới đây:

 

 

Nhanh !! Liên hệ ngay PMS Việt Nam để được sở hữu sản phẩm công nghệ máy đóng gói, máy chiết rót máy dán nhãn hiện đại nhất với giá hữu nghị như bạn mong muốn !!