Trong ngành công nghiệp chế biến nói chung, hầu hết chúng ta cần phải tiến hành trộn những loại dung dịch khó tan với nhau, người ta gọi đó là hiện tượng đồng hóa. Cách phối trộn này cần có sự hỗ trợ của máy đồng hóa, giúp phá vỡ sự liên kết của các phân tử. Vậy máy đồng hóa là gì? Theo dõi bài viết dưới đây củng PMS Việt Nam để tìm hiểu thêm về cấu tạo cũng như ứng dụng của loại máy này nhé!
Mục lục bài viết
Đồng hóa là gì?
Để biết được máy đồng hóa là gì? Đầu tiên ta phải tìm hiểu về định nghĩa của đồng hóa.
Đồng hóa là một thuật ngữ chuyên dụng trong ngành công nghiệp, là sự pha trộn giữa hai hay nhiều chất, hợp chất lỏng hoặc hơi lỏng khó tan, hoặc không tan và không có tác dụng hóa học với nhau. Từ đó, cần có sự can thiệp của thiết bị khác giúp xé nhỏ các nguyên liệu thành kích thước khoảng cỡ micromet.
Máy đồng hóa là gì?
Thiết bị hỗ trợ trong quá trình hòa trộn chính là máy đồng hóa. Đây là một loại máy có khả năng phá vỡ sự liên kết bền chặt của các phân tử trong dung dịch. Máy đồng hóa sẽ làm cho nguyên liệu bị xé ra rất nhỏ theo đơn vị µm và hòa chúng lại thành một thể thống nhất.
Sau quá trình đồng nhất, các dung dịch này sẽ trở nên mịn hơn, dễ dàng tiêu hóa khi được ăn vào cơ thể và tránh bị phân thành tầng, lớp trong khi bảo quản về sau.
Cấu tạo của máy đồng hóa
Các thành phần cơ bản cấu tạo nên máy đồng hóa là:
- Thành phần chính: Gồm 3 piston nằm ngang và hoạt động như là một chiếc bơm mang chức năng đồng hóa.
- Phần dẫn động: Bao gồm máy motor, bộ dây đai chữ V, puli và bộ giảm tốc.
- Phần vỏ: Được làm bằng gang đúc, chắc chắn và có trọng lượng đủ để khi trộn không bị quay.
- Khối bơm áp suất cao: Là sự kết hợp của khối thép không gỉ và piston đặt bên trong. Các van nối với piston sử dụng thép tôi cứng để làm, chịu nhiệt được khoảng 85 độ C.
- Thiết bị đồng hóa: Áp suất trong quá trình đồng hóa sẽ thay đổi tùy vào người vận hành.
- Hệ thống điều khiển: Gồm các van điều khiển như van an toàn hay để làm mát thì có van solenoid.
Một số loại máy đồng hóa trên thị trường
Có rất nhiều loại máy đồng hóa hợp chất trên thị trường, đáp ứng được về mặt chất lượng và cả độ chính xác. Tùy vào lĩnh vực mà có thể chọn hình dáng máy đồng hóa phổ biến như:
- Thiết kế dạng khối vuông: Đồng hóa với áp lực cao, giúp mịn tơi các hỗn hợp với độ chính xác cao.
- Thiết kế dạng nồi: Phù hợp với những hỗn hợp cần phải sử dụng nhiệt, nung nấu khi đồng hóa.
- Máy đồng hóa mẫu cầm tay: Ưu tiên sử dụng loại này trong phòng thí nghiệm.
Máy đồng hóa hoạt động như thế nào?
Bộ đồng hóa chất lỏng sẽ trộn các hỗn hợp này trước khi cho vào máy bằng thiết bị chuyên dụng có tốc độ cao.
Sau đó, sử dụng bộ phun và các quạt thổi cao áp, phun dung dịch đã trộn vào máy trộn dưới dạng sương.
Trước đó, các thành phần chất lỏng đã được cân, đo bằng lưu lượng kế hoặc bồn định lượng riêng để đạt được tỷ lệ cân bằng và trộn đều.
Sau khi đã định lượng xong sẽ chuyển qua bồn đồng hóa để tiến hành trộn bằng bộ đồng hóa. Hỗn hợp chất lỏng sau khi đồng hóa sẽ được chứa vào bồn thứ 2 và chờ bơm vào máy trộn, cùng lúc đó mẻ chất lỏng kế tiếp cũng sẽ được định lượng và tiếp tục giống như trên.
Ứng dụng thực tiễn của máy đồng hóa
Máy đồng hóa có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng và công nghiệp nói chung.
Nó sẽ giúp đồng hóa nhiều loại vật liệu, hợp chất, dung dịch…xử lý các nguyên liệu này để các bước sản xuất tiếp theo được vận hành trơn tru. Ngoài ra, nó còn giúp tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm.
Máy đồng hóa thường được ứng dụng trong sản xuất một số thực phẩm như kem, sữa, bơ…
Ưu điểm của máy đồng hóa
Sau khi đã tìm hiểu được máy đồng hóa là gì? Chúng ta đã biết được những ứng dụng thực tiễn mà nó đem lại cho đời sống. Để được sử dụng phổ biến như vậy, hãy cùng PMS theo dõi những ưu điểm nổi bật sau đây của máy đồng hóa:
- Sản phẩm được đảm bảo tính đồng nhất sau khi qua máy đồng hóa nhờ sự thống nhất của hỗn hợp chất lỏng.
- Thao tác của máy nhanh gọn và tiện lợi hơn rất nhiều so với con người. Vì vậy tiết kiệm được thời gian chế biến sản phẩm.
- Trong quá trình sản xuất, độ ẩm sẽ bị giảm xuống, nhưng khi sử dụng máy đồng hóa, phần độ ẩm này bị giảm đi ít hơn so với thông thường.
- Tránh được tình trạng khô hay vón cục khi đồng hóa các nguyên liệu khô vào chất lỏng.
- Tình trạng trượt khuôn ép do dầu không đồng nhất trong sản phẩm gây ra giảm đi đáng kể. Từ đó, nghẹt khuôn cũng không còn.
Qua bài viết, chúng ta tìm hiểu được máy đồng hóa là gì? Cũng như biết được nguyên lý hoạt động, cấu tạo hay những ứng dụng của máy trong công nghiệp và cuộc sống hằng ngày. Hy vọng những thông tin này bổ ích đối với bạn!