Công nghệ CNC là bước tiến đột phá trong ngành cơ khí, nó mang đến những sản phẩm với độ chính xác và độ hoàn thiện cao. Không chỉ giới hạn trong ngành cơ khí mà còn được mở rộng ra các lĩnh vực khác như: Y tế, nông nghiệp, mỹ nghệ,… Vậy công nghệ CNC là gì? Hôm nay hãy cùng PMS Việt Nam tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
Công nghệ CNC là gì?
CNC được viết tắt của Computerized Numerical Control, có nghĩa là điều khiển số bằng máy tính. Công nghệ CNC sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính vào việc điều khiển máy móc cơ khí, giúp tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.
Công nghệ CNC thường được ứng dụng vào các loại máy móc tạo hình sản phẩm như máy mài, máy phay, máy tiện, máy in, máy cắt,… đều được gọi chung là máy CNC.
Theo đó công nghệ cắt CNC là sử dụng phần mềm trên máy tính để điều khiển hoạt động của máy cắt cơ khí trong việc gia công, tạo hình chi tiết máy hoặc các bộ phận khác của thiết bị.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về động cơ servo – một thiết bị điện độc lập, được sử dụng để quay các bộ phận của máy với hiệu suất cao và chính xác.
Các loại máy sử dụng công nghệ CNC trên thị trường hiện nay
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều các loại máy móc ứng dụng công nghệ CNC được tạo ra, giúp cho việc chế tạo cơ khí trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn hơn. Một số loại máy CNC phổ biến như sau:
- Máy tiện CNC: Gồm 2 bộ phận chính, một bộ phận cố định phôi và một bộ phận lắp dụng cụ cắt có thể di chuyển để tạo các đường cắt ở các vị trí khác nhau để tạo hình dạng mong muốn.
- Máy phay CNC: Thiết bị này sử dụng dao cắt quay tròn để loại bỏ vật liệu khỏi phôi, gồm 2 loại nằm dọc và nằm ngang để phù hợp với các loại vật liệu. Dao cắt được điều khiển bằng phần mềm trên máy tính và có thể di chuyển theo chiều hướng khác nhau để cắt gọt đồ vật.
- Máy mài CNC: Là thiết bị được sử dụng để mài dao và các bộ phận dao cắt của máy móc công nghiệp. Máy mài CNC có thể sử dụng các vật liệu có độ cứng cao hoặc vật liệu dễ vỡ, chúng có khả năng xử lý với độ chính xác cao.
- Máy khoan CNC: Được chế tạo với nhiều kích thước khác nhau phù hợp với kích thước vật cần khoan. Máy CNC có thể khoan nhiều loại vật liệu khác nhau, khoan nhiều vị trí cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và tốc độ cao.
- Máy cắt CNC: Nhờ điều khiển bằng phần mềm trên máy tính, máy cắt CNC có độ chính xác cao, tạo ra những nhát cắt gọn gàng, đúng vị trí và tốc độ cắt nhanh.
Hiện nay, còn nhiều loại máy công nghệ CNC khác như máy in 2D, máy in 3D, máy bào rãnh, máy doa, máy đột dập,… đều có thể giúp những người thợ tối ưu hóa các công việc cơ khí một cách nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động của máy cắt CNC
Máy cắt CNC hoạt động được nhờ các phần mềm hoạt động trên máy tính đã được cài đặt sẵn. Khi máy cắt hoạt động, chương trình này sẽ xử lý liệu và điều khiển các bộ phận dao cắt di chuyển đến các vị trí khác. Thực hiện công việc cắt gọt phôi cơ khí theo đúng chương trình đã được cài đặt sẵn phần mềm trên máy tính trước đó.
Máy cắt CNC có nhiều loại nhưng chúng đều có nguyên lý hoạt động chung như sau:
- Mũi cắt được gắn vào trục chính của máy và mỗi máy có thể có một hoặc nhiều trục chính, trục này sẽ di chuyển mang dao cắt đến các vị trí khác nhau dưới sự điều khiển của chương trình trên máy tính.
- Phôi được đặt và giữ cố định trên giá đỡ. Giá đỡ này có thể cố định hoặc quay quanh trục để hướng lưỡi cắt đến nhiều vị trí khác nhau.
Ưu nhược điểm của công nghệ CNC
Ưu điểm công nghệ CNC
Tốc độ cắt của công nghệ CNC cao cùng với việc giảm thời gian phụ, thời gian chuẩn bị và kết thúc cho phép nâng cao năng suất. Ưu điểm vượt trội của cộng nghệ CNC như sau:
- Độ chính xác cao: Máy CNC thực hiện được các thao tác phức tạp như cắt gọt, mài,… với độ chính xác cao gần như là 100%, tiêu biểu cho các sản phẩm được in ra sao nguyên bản chính từ máy in 3D.
- Tốc độ cao: Việc gia công các vật liệu cứng hay dễ vỡ cũng vô cùng khó khăn, kể cả khi thực hiện thủ công. Nhưng với máy CNC, công việc này trở nên nhanh chóng và đơn giản hơi rất nhiều.
- Tính linh hoạt cao: Chỉ cần cài đặt phần mềm điều khiển là máy CNC sẽ hoạt động theo đúng quy trình, nếu muốn thay đổi thao tác người dùng chỉ cần thay đổi chương trình.
Nhược điểm công nghệ CNC
Công nghệ CNC có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng có nhược điểm của nó là:
- Giá thành cao: Các loại máy công nghệ CNC có giá thành cao, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Khó sử dụng cho những xưởng sản xuất nhỏ, xưởng gia công hay hộ gia đình
- Chi phí sửa chữa cao: Mặc dù rất ít hư hỏng nhưng một khi xảy ra vấn đề, chi phí bảo trì, sửa chữa các loại máy móc CNC khá cao.
- Yêu cầu người có chuyên môn điều khiển, vận hành: Hoạt động theo chương trình phần mềm trên máy tính, thao tác phức tạp nên người điều khiển cần có chuyên môn và phải được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, hiện nay những người thợ trình độ cao còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu này.
Ứng dụng của công nghệ CNC trong sản xuất
Công nghệ CNC ra đời và được ứng dụng vào các loại máy CNC, mang nhiều lợi ích và rút ngắn thời gian cho con người. Với khả năng gia công đa dạng các loại vật liệu, máy CNC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Ngành hàng không vũ trụ: Tuabin máy bay, vỏ máy bay, khung máy bay,…
- Ngành y tế: Dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế,…
- Chế tạo các bộ phận của ô tô: lưới tản nhiệt, cửa, tay nắm,…
- Chế tạo máy móc phục vụ sản xuất: máy đóng gói, máy chiết rót,…
- Đối với lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, công nghệ CNC được ứng dụng để chạm khắc các chi tiết, hoa văn
Qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ công nghệ CNC là gì rồi phải không nào? PMS Việt Nam hiện đang cung cấp các loại máy đóng gói, máy dán nhãn, các loại máy phục vụ trong sản xuất công nghiệp,… được gia công bằng công nghệ CNC. Chính vì vậy máy không chỉ có chất lượng vận hành tốt mà còn có thiết kế bên ngoài đẹp và chắc chắn.