Bên cạnh các loại sữa dạng nước được pha chế sẵn thì hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sữa bột đến từ các thương hiệu khác nhau. Mỗi dòng sữa bột sẽ được sản xuất trên những dây chuyền riêng biệt. Tuy nhiên quy trình sản xuất sữa bột của hầu hết các thương hiệu đều sẽ khá giống nhau. Cùng PMS Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về quy trình làm nên những hộp sữa bột thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng ở bài viết này nhé.
- Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Sữa Tiệt Trùng Thơm Ngon, Tốt Cho Sức Khỏe
- Chia Sẻ Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Hòa Tan Chi Tiết Nhất
- Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Túi Lọc
Mục lục bài viết
Nguyên liệu cần có trong quy trình sản xuất sữa bột
Để có thể tạo ra những hộp sữa bột chất lượng, nguyên liệu chế biến cũng cần phải được trải qua một quy trình chọn lựa cực kỳ kỹ lưỡng. Sữa nguyên kem hoặc sữa gầy là những nguyên liệu chính để làm nên sữa bột. Các chỉ số hóa lý, vi sinh, chất lượng sản phẩm luôn được các thương hiệu ưu tiên hàng đầu.
Ngoài các nguyên liệu chính thì phụ gia là thành phần cũng không kém phần quan trọng. Các nguyên liệu phụ gia phổ biến để làm sữa bột như là: chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, muối… Những chất phụ gia này sẽ giúp sữa thành phẩm có chất lượng tốt nhất. Vì vậy có thể để sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí về độ dinh dưỡng lẫn mùi vị của sữa.
Từ những nguyên liệu cơ bản này thì sữa bột sẽ được chia thành ba loại chính. Đó là sữa bột nguyên kem, sữa bột gầy và sữa bột tan nhanh.
Quy trình sản xuất sữa bột chuẩn chất lượng
Để có những hộp sữa chất lượng thì quy trình sản xuất sữa bột sẽ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều có những yêu cầu riêng mà bắt buộc nhà sản xuất phải đáp ứng được. Dưới đây là các bước cơ bản nhất để sản xuất sữa bột.
Chuẩn hóa
Chuẩn hóa là quá trình điều chỉnh lượng chất béo trong sữa nguyên liệu. Quá trình này sẽ được thực hiện theo nguyên lý tự động dựa trên công nghệ ly tâm cùng với hệ thống máy phối trộn và các dụng cụ, thiết bị đo đạc. Sữa bột nguyên kem là một trong các loại sữa có hàm lượng chất béo cao nhất với khoảng 26 – 33% chất béo. Còn sữa gầy thì chỉ có hàm lượng chất béo chiếm 1%.
Thanh trùng
Công đoạn này nhằm mục đích giảm chỉ số VSV có trong sữa nguyên liệu xuống mức thấp nhất. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình vô hiệu hóa enzym lipase. Quá trình này sẽ được diễn ra trong nhiệt độ từ 80 – 85 độ C khoảng vài giây. Thanh trùng sữa nguyên liệu sẽ được thực hiện dựa trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng.
Quá trình thanh trùng sữa sẽ bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc gia tăng nhiệt độ sữa nguyên liệu, giữ sữa nguyên liệu trong một khoảng thời gian nhất định rồi lại cho sữa nguyên liệu về giá trị nhiệt độ phù hợp sau khi đã thanh trùng xong.
Có khá nhiều yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình thanh trùng cho sữa. Như là hệ VSV, các tính chất vật lý của nguyên liệu và các thành phần của sữa.
Cô đặc sữa
Cô đặc sữa là bước tiếp theo trong quy trình sản xuất sữa bột. Sữa nguyên liệu sau công đoạn thanh trùng sẽ được tiến hành cô đặc. Giúp cho lượng nước thừa trong sữa được giảm đến mức tối đa.
Theo thông thường thì các hãng sản xuất sữa sẽ dùng phương pháp cô đặc chân không. Đây là một phương pháp thực hiện được đánh giá là nhanh và an toàn. Không những vậy nó còn giúp sữa giữ nguyên các chất dinh dưỡng và không bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại.
Đồng hóa
Sau bước cô đặc trong quy trình sản xuất sữa bột thì hàm lượng chất béo trong sữa khá cao. Vì thế cần phải tiến hành đồng hóa để giảm lượng chất béo có trong sữa. Chất nhũ hóa là nguyên liệu cần thiết trong quá trình này. Chất nhũ hóa phải đảm bảo được rằng nó không độc hại, không mùi, không màu và đặc biệt là không được làm biến đổi vị của sữa.
Sấy sữa
Sữa đạt được chất lượng như thế nào sẽ được quyết định thông qua quá trình sấy. Việc sấy sữa sẽ giúp cho sữa bột không bị ẩm mốc và nhanh hư hỏng. Sữa sẽ được tiến hành sấy khô thành dạng bột khoảng 90 – 96 %, độ ẩm chiếm 4 -10%. Một vài phương pháp sấy được các thương hiệu sữa lựa chọn áp dụng như là: sấy thăng hoa, sấy trục, sấy phun…
Đóng gói
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất sữa bột đó chính là đóng gói. Đóng gói hoàn thiện sản phẩm sau quá trình sấy sẽ giúp cho ra các thành phẩm có diện mạo đẹp nhất. Thông thường, sữa bột sẽ được đựng trong các hộp kim loại. Nó sẽ giúp cho chất lượng sữa được đảm bảo nhất, vi khuẩn và không khí không có cơ hội nào để lọt vào trong hộp.
Ngoài ra việc đóng gói sữa bột trong hộp kim loại thì các nhà sản xuất còn đóng gói sữa bột với hình dáng túi để người sử dụng có thể tiết kiệm chi phí vì có giá thành rẻ hơn. Đồng thời giúp bảo vệ môi trường. Hiện nay có một số loại máy đóng gói sữa bột được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo là:
Như vậy có thể thấy, quy trình sản xuất sữa bột phải trải qua khá nhiều công đoạn và yêu cầu độ tỉ mỉ, kỳ công cao. Đặc biệt là phải được thực hiện trên các dây chuyền, hệ thống máy móc hiện đại. Thông qua bài viết này của PMS Việt Nam hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn phần nào quá trình sản xuất các loại sữa bột mà mình sử dụng hàng ngày.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí của bạn, tìm hiểu ngay hệ thống máy đóng gói, máy chiết rót và máy dán nhãn tự động có tại PMS Việt Nam !