Trà Túi Lọc Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Trà Túi Lọc Chi Tiết

Đăng bởi: AdminVào: 27 Tháng Hai,2023

Trà là một loại đồ uống đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là thức uống quen thuộc ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trà túi lọc ra đời để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng trà một cách tiện lợi, có thể đem đi mọi nơi nhưng vẫn giữ được hương vị của trà. Hãy cùng tìm hiểu quy trình sản xuất trà túi lọc cùng PMS Việt Nam qua bài viết sau đây nhé!

Trà túi lọc là gì?

Trà túi lọc là tên gọi chung cho tất cả những loại trà được đóng gói. Túi lọc đựng các loại trà này được làm từ giấy hoặc sợi tổng hợp. Các loại trà hoặc các loại thảo mộc bên trong sẽ được sấy khô bằng nhiệt, được nghiền nhỏ hoặc có thể còn nguyên lá.

Các túi lọc nhỏ này có công dụng giảm bớt thời gian pha trà thủ công. Nó giúp việc uống trà trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Các túi lọc còn có thêm một sợi chỉ trên mép túi để người dùng có thể bỏ vào hoặc lấy túi trà ra một cách dễ dàng.

Trà túi lọc xuất hiện vào năm 1904 do phát minh rất tình cờ của thương gia Thomas Sullivan. Ông đã bọc lá trà trong các túi lụa và gửi cho khách hàng. Một vài người trong số họ đã nhúng các túi lụa chứa lá trà trực tiếp vào nước sôi và tìm ra cách thưởng thức trà mới lạ. Dần dà vệ sau, người ta dùng túi gạc thay cho túi lụa và đến nay là giấy lọc.

quy trình sản xuất trà túi lọc

Quy trình sản xuất trà túi lọc

Để có thể sản xuất được những gói trà túi lọc chất lượng, giữ nguyên được hương vị trà vốn có. Trà túi lọc phải trải qua nhiều công đoạn. Quy trình cụ thể được thực hiện qua 8 bước sau đây.

Xem thêm: Quy Trình Sản Xuất Trà Truyền Thống, Trà Đen

Bước 1: Tuyển chọn lá trà và trộn nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất trà túi lọc tất nhiên là lá trà. Ngoài ra thì nó có thể có thêm các loại thảo dược khác để tăng thêm hương vị. Các búp chè (trà) non sẽ được tuyển chọn kỹ càng theo các yêu cầu khắt khe.

Sau khi vận chuyển về, búp chè sẽ được sơ chế sạch sẽ và bước vào công đoạn trộn. Tất cả nguyên liệu đều được tính toán chính xác tỉ lệ trước khi trộn, sau đó được đưa vào máy để trộn đều.

Bước 2: Làm héo trà

Đây là một công đoạn quan trọng để tạo thời gian cho các chất trong lá chè chuyển hóa. Trà héo đi giúp giảm độ ẩm để trà được bảo quản một cách tự nhiên. Ban đầu lá chè có màu xanh non, sau khi được làm héo sẽ có sắc xám sáng bóng. Chè giảm đi mùi hăng, có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu. Khi nắm trong tay có cảm giác ráp tay, chè rơi ra từ từ.

quy trình sản xuất trà túi lọc

Bước 3: Loại bỏ quá trình lên men tự nhiên

Các enzyme có sẵn trong nguyên liệu tự nhiên có thể làm biến đổi  những chất bên trong, nhất là trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Vì vậy cần ngăn chặn hoạt động của các enzyme này để cố định hương vị, làm mềm lá trà . 

Bước 4: Gia công cơ học

Đây là một công đoạn rất quan trọng trong quy trình sản xuất trà túi lọc. Gia công cơ học nhằm tăng độ dập các tế bào lá chè, giúp cho chè lên men đồng đều, ổn định. Các tác động cơ học bao gồm các công đoạn cắt, vò, nghiền, sàng lá chè. Nó giúp thành phẩm có sự đồng nhất trong màu sắc và hương vị đặc trưng trong nước pha.

Bước 5: Ủ chè

Ủ chè là quá trình tận dụng nhiệt, độ ẩm có sẵn trong quá trình chế biến. Nó chuyển hóa vị chè, tăng màu sắc hương thơm cho trà túi lọc thành phẩm. Quá trình này phụ thuộc vào lượng nước bên trong lá chè, hay còn gọi là thủy phần của khối chè:

  • Nếu có thủy phần cao, độ ẩm dao động từ 60-61%, thì chè sau khi vò chưa trải qua sấy sơ bộ, cần theo dõi thời gian ủ từ 4-5 giờ. 
  • Thủy phân trung bình (18-20%), nghĩa là lá chè đã trải qua sấy sơ bộ thì ủ chè kéo dài từ 18-24 giờ.
  • Thủy phần thấp, độ ẩm của lá chè chỉ khoảng 9-10%, chè đã trải qua lần sấy cuối, thời gian ủ kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

Quy trình sấy khô tiến hành qua 2 bước:

Bước 1: Đây là quá trình sấy để làm giảm độ ẩm của chè xuống còn 18-20%. Nhiệt độ trong lúc này là từ 90-95 độ C trong vòng 15 phút.

Bước 2: Công đoạn sấy khô lần cuối để giảm độ ẩm chè xuống 7-9%, nhiệt độ ở mức từ 80-85 độ C trong 15 phút.

Quá trình ủ chè như sau:

  • Chè sau khi vò có độ ẩm 60-61%, nhiệt độ của khối chè từ 45-50 độ C, thì thời gian ủ 2 đến 3 giờ.
  • Chè đã trải qua sấy sơ bộ, độ ẩm còn lại là 18 – 20%, nhiệt độ khối chè > 65 độ C, thời gian ủ từ 5 – 6 giờ.
  • Chè sau khi sấy khô: độ ẩm của chè sau cùng là 7 – 8%, nhiệt độ khối chè > 65 độ C, thời gian ủ trong 8 – 12 giờ. Công đoạn này giúp tăng hương vị và màu sắc cho trà.

Bước 6: Ướp hương cho trà

Việc ướp hương làm tăng hương thơm cho lá trà. Những chất tạo mùi thơm cũng có tác dụng kích thích tinh thần, tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại hương liệu thiên nhiên thường được sử dụng là các loại hoa tươi như hoa nhài, hoa sen, cây cỏ ngọt,…

Bước 7: Đóng gói thành phẩm

Chè sau khi ướp hương sẽ được chuyển qua thiết bị máy đóng gói trà túi lọc. Chè thường được định lượng từ 1,5 đến 3gr theo băng chuyền chạy vào túi giấy. Quy trình này áp dụng công nghệ gấp hiện đại, túi đựng trà có hai ngăn làm tăng gấp đôi diện tích tiếp xúc với nước, giúp cho trà hòa tan tốt hơn. Công đoạn luồn chỉ, đính tem vào túi giấy cũng được máy tự động thực hiện.

Túi lọc là loại túi giấy chuyên dụng, nó không hàn nhiệt, độ thẩm thấu cao. Loại túi này cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị trà và an toàn cho người sử dụng. Chất liệu bao ngoài được làm bằng giấy polyerhylene cuộn, có khả năng giữ sạch chống nước thấm vào bên trong.

quy trình sản xuất trà túi lọc

Bước 8: Đóng hộp và bảo quản

Nhà sản xuất là bên quy định quy cách đóng gói số túi trà trong một hộp. Sau đó cho các túi trà vào hộp. Hộp trà có thể được làm bằng hộp giấy hoặc các loại hộp kim loại. Trên bao bì sẽ thể hiện các thông tin như cách dùng, nhà sản xuất, thành phần, hạn sử dụng.

Ưu điểm khi sử dụng trà túi lọc

– Trà túi lọc giúp người sử dụng pha dễ dàng hơn trà truyền thống. Vì túi trà đã được phân trước trọng lượng từng gói. Lúc pha chỉ cần cầm túi lọc bỏ vào ly nước nóng.

– Trà túi lọc chứa lượng dược liệu tối đa, giúp hấp thu nhanh và dễ dàng. Người sử dụng vừa thưởng thức trà như một thức uống giúp giải khát vừa có thể giảm mệt mỏi, mang lại cảm giác sảng khoái.

– Tuy nhiên nhiều người khi pha xong thường vứt túi lọc đi. Điều này là lãng phí vì bạn đã bỏ qua những công dụng từ bã trà túi lọc.

Công dụng của bã trà túi lọc

  • Làm đẹp

Công dụng làm đẹp hiệu quả nhất của bã trà là làm giảm thâm quầng mắt, đỏ mắt.

Cách dùng: Lấy túi lọc trà đã sử dụng mà vẫn còn ấm đắp lên mắt hoặc lên mặt vùng da cần làm dịu. Nằm nghiêng vài phút để tránh nước chảy trực tiếp vào mắt. Lưu ý: không chữa trường hợp đau mắt, đỏ mắt do bệnh dịch.

quy trình sản xuất trà túi lọc

  • Nguyên liệu chế biến thịt cực hữu hiệu

Bạn có thể ngâm trà sau đó cho thịt vào ngâm khoảng vài giờ. Chắc chắn món thịt của bạn sẽ thơm ngon và mềm hơn. Với một kg thịt nên được ngâm với 5 đến 7 gói trà chưa sử dụng hoặc 7 đến 15 gói đã sử dụng.

  • Khử mùi hiệu quả

Công dụng tuyệt vời của trà túi lọc chính là khử mùi hôi. Những túi trà đã phơi khô có thể khử mùi ở nhiều vật dụng như tủ lạnh, lò vi sóng, dày dép, mũ bảo hiểm.

  • Phân bón cho cây cảnh

Bã chè cũng là một loại phân bón chứa nhiều lợi khuẩn làm tơi, mềm xốp đấy. Lâu ngày túi  trà lọc sẽ mủn và trở thành chất mùn.

Trên đây là quy trình sản xuất trà túi lọc. Để có thể tiết kiệm thời gian và đạt hiệu suất tối ưu trong quá trình đóng gói. Các doanh nghiệp có thể tham khảo máy đóng gói trà túi lọc chất lượng, giá cả phải chăng tại PMS Việt Nam. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại đây!